Tiếp nối chuỗi các bài viết cung cấp thông tin, kiến thức về kì thi IELTS ở trước, bài viết hôm nay tienganhduhoc.vn sẽ gửi đến các bạn tổng hợp mẹo làm bài thi IELTS hiệu quả – Những lưu ý khi làm bài thi IELTS. Chắc chắn đây là bài viết rất cần thiết cho các bạn đang chuẩn bị hành trang cho kì thi IELTS sắp tới đấy. Nên hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé.
1. IELTS là gì?
IELTS viết tắt của (International English Language Testing System), là một hệ thống bài kiểm tra về khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trải dài qua cả bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.
Bài thi được đồng điều hành bởi ba tổ chức ESOL của Đại học Cambridge (University of Cambridge ESOL), Hội đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP của Úc và được triển khai từ năm 1989.
Xem thêm: IELTS là gì và những điều cần lưu ý
a. Các hình thức bài thi IELTS
Bài thi IELTS có 2 dạng phổ biến là IELTS Academic (hình thức Học thuật) và General Training (hình thức Tổng quát). Tùy vào mục tiêu của người học để lựa chọn hình thức thi phù hợp:
- IELTS Academic (hình thức Học thuật): Phục vụ cho những bạn có nhu cầu du học và làm việc trong môi trường có tính học thuật ví dụ như tòa án, chính phủ hay viện hàn lâm…
- General Training (hình thức Tổng quát): Phục vụ cho những bạn có dự định di cư, sinh sống và làm việc tại các nước như Úc, New Zealand, Anh, Canada,…
Và cũng chính vì lý do đó mà độ khó, cấu trúc đề thi IELTS và cách tính điểm của 2 loại hình này cũng có đôi chút khác biệt. Nhưng nhìn chung, dù bạn thi hình thức nào vẫn có thể áp dụng các mẹo ở phần sau đây nhé.
Tư vấn khóa luyện thi IELTS hiệu quả từ các giáo viên chuyên môn: NHẬN TƯ VẤN
b. Cấu trúc đề thi IELTS mới nhất
Với cả 2 hình thức thi IELTS là học thuật (Academic) và tổng quát (General) thì cấu trúc 1 bài thi IELTS đều được chia làm 4 kỹ năng, bao gồm:
- IELTS Listening Test: kiểm tra khả năng nghe hiểu tiếng Anh
- IELTS Reading Test: kiểm tra khả năng đọc hiểu tiếng Anh
- IELTS Writing Test: kiểm tra khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của người viết
- IELTS Speaking Test: kiểm tra khả năng giao tiếp của người dự thi trong môi trường nước ngoài
Xem ngay: Cấu trúc đề thi IELTS
2. Mẹo làm bài thi Speaking
a. Hãy nghe kĩ câu hỏi và xác định từ khóa trong câu
Đây là kĩ năng giúp người thi trả lời đúng trọng tâm. Nếu bạn chỉ nghe loáng thoáng câu hỏi mà bỏ qua từ khóa thì khả năng câu trả lời bị lạc đề sẽ rất cao. Hãy lấy câu hỏi sau đây làm ví dụ:”Why do people like to travel to different places in their free time?” Rất nhiều người bỏ qua từ khóa “different” và nêu lí do tại sao mọi người thích du lịch vào thời gian rảnh rỗi. Tuy nhiên, câu hỏi lại yêu cầu thí sinh giải thích tại sao mọi người thích du lịch ở những nơi khác nhau thay vì chỉ đến một nơi. Chính vì thế, việc xác định từ khóa rất quan trọng trong phần thi nói.
b. Hãy để ý đến thì (tense) động từ mà câu hỏi đang dùng
Ngữ pháp là một tiêu chí quan trọng chấm điểm bài nói. Do đó, bạn cần lắng nghe cẩn thận thì động từ của câu hỏi đang sử dụng. Nếu bạn mắc nhiều lỗi sai ngữ pháp thì chắc chắn bài của bạn sẽ không được điểm cao. Để tránh bị trừ điểm đáng tiếc, các bạn hãy nghe kĩ câu hỏi và chú ý đến thời động từ của câu hỏi nhé
c. Không nên trả lời dài dòng, lan man
Nhiều bạn có quan điểm rằng câu trả lời càng dài thì càng dễ được điểm cao. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng được đối với những thí sinh có khả năng nói tốt. Đối với những bạn ở trình độ thấp hơn và chưa tự tin lắm, câu trả lời càng dài thì sẽ càng có nhiều lỗi sai. Nếu câu hỏi dễ thì bạn có thể nói nhiều hơn và nếu câu hỏi khá khó thì chỉ nên nói vừa phải.
d. Chú ý bấm giờ khi làm phần 2
Trong phần thứ 2 của bài thi nói, bạn chỉ được nói trong vòng 2 phút mà thôi. Vì thế, bạn nên bấm giờ khi luyện thi để khi vào phòng thi sẽ kiểm soát được thời gian mình nói. Nếu không kiểm soát được thời gian thì bài của bạn có thể sẽ quá ngắn hoặc quá dài và điểm số sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
e. Nhìn vào giám khảo khi nói
Eye-contact rất quan trọng khi bạn làm bài thi nói. Nếu không có eye-contact mà bạn đảo liên tục thì giám khảo có thể sẽ nghĩ rằng bạn không tự tin về bài nói của mình và không có ấn tượng tốt lắm. Tuy nhiên, nhìn thẳng vào mắt giám khảo nhiều khi sẽ làm bạn lo lắng hơn. Để vừa có eye-contact mà lại không phải nhìn thẳng vào mắt giám khảo thì bạn có thể nhìn vào trán hay vào cằm , cổ của giám khảo. Như vậy thì giám khảo vẫn nghĩ rằng bạn đang nhìn đến mình. Đói với bạn nào bị cận nhẹ thì có thể bỏ kính ra là sẽ không bị ảnh hưởng bởi biểu cảm trên mặt của giám khảo.
f. Hãy yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi nếu bạn nghe không rõ
Trong phần 3, câu hỏi thường khó hơn và nhiều sĩ tử vì e ngại hay sợ nên thường tự đoán ý nghĩa câu hỏi khi nghe không rõ. Tuy nhiên, bạn chỉ có cơ hội trả lời 1 lần nên không nên đoán mò câu hỏi. Thay vào đó thì bạn nên hỏi giám khảo nhắc lại câu hỏi để trả lời đúng trọng tâm.
Xem ngay: Mẹo làm đề thi IELTS Speaking
g. Câu trả lời trọn vẹn và không nên sửa lại câu quá nhiều
Khi bạn mắc phải lỗi sai hay muốn làm câu hay hơn thì bạn thường sẽ sửa lại câu bạn nói. Đây là việc rất cần làm khi bạn mắc phải lỗi sai lớn ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu. Tuy nhiên, nếu bạn sửa lại nhiều quá vì muốn câu hay hơn thì bài nói sẽ không trôi chảy, mạch lạc. Hậu quả là bài nói của bạn sẽ không được đánh giá cao.
Bình tĩnh, sử dụng ngôn ngữ nói tự nhiên và trôi chảy nhất. Để biết được điều này, bạn cần biết rõ tiêu chí chấm điểm của giám khảo chấm thi. Trong phần thi Speaking IELTS, khi trả lời câu hỏi trong Part 1, đừng chỉ trả lời cộc lốc một hai chữ. Không để khoảng trống trong bài thi nói của mình, đồng thời biết “câu giờ” đúng chỗ. Hãy chứng tỏ rằng bạn có khả năng giao tiếp đúng nghĩa bằng tiếng Anh. Vì vậy, hãy cố gắng trả lời câu hỏi bằng nhiều câu hơn.
h. Chú ý ngữ điệu
Ngữ điệu đúng phải là ngữ điệu diễn tả chính xác cảm xúc của bạn. Có như vậy, điểm số của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Dùng những ngữ điệu khác nhau để diễn đạt những cảm xúc đa dạng. Cách tốt nhất để rèn luyện ngữ điệu là bên cạnh việc nghe một người bản xứ nói cái gì thì bạn cũng nên chú ý cách họ nói như thế nào. Đặc biệt khi xem phim, bạn nên chú ý lắng nghe xem các nhân vật diễn cảm như thế nào khi họ vui, buồn, sợ hãi,…Dừng phim lại và bắt chước theo họ.
3. Mẹo làm bài thi Listening
Để các bạn có thể dễ dàng check lại chắc chắn khả năng Listening của mình đang ở đâu, từ đó có thể cho mình những mẹo làm bài tốt nhất thì chúng tôi sẽ gửi lại bảng điểm ngay sau đây:
Đây là chiến lược mà không ít sĩ tử áp dụng để tránh mất nhiều thời gian suy nghĩ. Thực tế thì bạn sẽ rất lo lắng và áp lực khi vào phòng thi. Vì vậy nên khó mà nhớ được những gì mà bạn đã học thuộc trước đó. Ngoài ra giám khảo cũng sẽ biết bạn đang nói tự nhiên hay đang dùng bài nói mẫu.
a. Hãy tin vào ý kiến của mình
Một số bạn không tự tin vào chính mình. Chỉ vì một câu hỏi khó mà loay hoay cả buổi, gây mất thời gian cũng như ảnh hưởng đến tâm lí làm bài. Do đó, các bạn cần phải có sự tự tin để chọn được đáp án mình tin tưởng nhất và tiếp tục giữ vững phong độ làm tiếp bài thi
b. Cần có khả năng suy luận nhạy bén
Lúc làm bài thi Listening, đặc biệt là khi bạn phải chọn một trong số những đáp án trắc nghiệm, hãy ghi nhớ là không phải lúc nào đáp án cũng diễn giải chính xác lời nói trong đoạn băng.
c. Tập trung tối đa để lắng nghe
Ở bài thi nghe, các bạn cần lắng nghe các ý chính trong đoạn văn chứ không nên nghe từng từ, từng cụm riêng biệt. Khi bạn bắt gặp đề bài yêu cầu trả lời ngắn gọn, hãy ghi nhớ là thứ tự các câu hỏi trùng với thứ tự thông tin trong đoạn băng.Chú ý trả lời đúng theo giới hạn từ trong câu trả lời.
d. Đối với dạng bài hoàn thành biểu đồ quy trình
Khi bạn được yêu cầu hoàn thành một biểu đồ quy trình (flow chart), chú ý lắng nghe những từ chỉ trình tự (sequencing words) như then và next . Những từ này sẽ là đầu mối giúp bạn theo đúng trình tự cái giai đoạn trong biểu đồ.
e. Tận dụng khoảng thời gian trống
Trước mỗi phần thi Listening, bạn luôn có một khoảng thời gian trống. bạn hãy tranh thủ lúc đó để xem qua các câu hỏi. Đọc cẩn thận qua tất cả các thông tin.Đối với đề yêu cầu hoàng chỉnh các ghi chú bạn nên kiểm tra xem số lượng từ phải điền là bao nhiêu.Bạn nên dùng những dữ kiện có sẵn trong đề để dự đoán xem thông mình cần điền là gì (ví dụ là một con số, ngày tháng năm, hay một cái tên). Cũng như tận dụng thời gian mỗi bài Listening để đọc trước các câu hỏi và lướt qua đáp án.
f. Mẹo thi Listening bằng cách take note
Các bạn nên nghe hiểu toàn bộ đoạn văn và ghi chú theo từ khóa, hay viết nháp đáp án vào đề thi trước khi viết vào phiếu trả lời. Việc ghi chép bằng cách viết tắt một số thường gặp sẽ tiết kiệm một khoảng thời gian đáng kể cho bạn đấy.
Xem thêm: Các mẹo làm bài thi Listening Khác
4. Mẹo làm bài thi Reading
Để biết chắc chắn khả năng Reading của bạn hãy đối chiếu lại lần nữa với bảng điểm sau đây nhé:
a. Kĩ năng skimming và scanning
Điều cần ghi nhớ ở đây là các kỹ năng đọc lướt (skimming) và đọc dò (scanning) rất quan trọng cho phần thi Reading. Đọc lướt là cách tìm kiếm ý chính mà văn bản truyền tải một cách nhanh nhất. Khi bạn nắm bắt được đại ý bài đọc, đi sâu vào các chi tiết trở nên rất dễ dàng. Trong khi đó, đọc dò lại là phương cách hữu hiệu để bạn xác định được vị trí thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi đề yêu cầu.
b. Đối với đề xác định vị trí thông tin và ghép đề mục
Cả hai dạng đề này đều khá giống nhau. Yêu cầu bạn phải gắn kết thông tin với một phần trong bài đọc. Điểm khác biệt chính là ở chỗ trong khi các đề mục generally tóm tắt thông tin của một phần nhất định thì đề xác định vị trí thông tin lại đặt ra các chi tiết hơn.
c. Đối với dạng đề True, False, Not Given
Not Given lại có ý nghĩa là thông tin đề cho không thể kiểm chứng vì không được đề cập trong bài đọc. Bạn nên dùng những câu hỏi của đề để định hướng khi đọc bài. Tìm những dữ liệu trong những câu hỏi để xác định chính xác phần văn bản. Một khi đã tìm ra được, bạn hãy đọc nó thật kỹ để tìm ra đáp án. Khi bạn được yêu cầu ghép đề mục với đoạn văn tương ứng, hãy lần lượt đọc lướt qua các đoạn.Suy nghĩ tìm ra ý chính mỗi đoạn. Sau đó, bạn hãy tìm đề mục diễn đạt ý giống với ý chính mà bạn đã tìm ra.
d. Cẩn thận tuân theo hướng dẫn của đề bài
Đối với đề bài yêu cầu tóm tắt, những hướng dẫn làm bài bao gồm:
- Đề sẽ cho bạn biết câu trả lời của bạn tối đa bao nhiêu từ.
- Bạn có thể viết chữ số hoặc viết cụ thể số đó ra bằng chữ. Một chữ số hay một ký hiệu cũng được xem như một
- Các từ ghép có dấu gạch nối được xem như một từ.
e. Khi quên nghĩa của từ
Quên nghĩa của từ mới cũng rất dễ xảy ra khi làm bài. Do đó bạn cần tập thói quen khi bạn làm bài thi ở nhà bắt gặp một từ mới: Chịu khó tìm hiểu các nghĩa liên quan khác nhau, tra cứu các word form của nó và áp dụng từ đó vào câu của mình. Càng bỏ công ra tìm hiểu một từ mới, bạn lại càng nhớ được từ đó lâu hơn đấy.
Xem thêm: Các bí quyết làm bài thi – Kinh nghiệm luyện thi IELTS hiệu quả khác
Với những vấn đề trên, bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để vượt qua bài thi dễ dàng hơn. Cụ thể, có một số kỹ năng cần thiết dưới đây:
- Skimming/Understanding general meaning (Skimming và hiểu ý chính của bài). Việc này sẽ giúp bạn xác định được đoạn văn bạn cần đọc để tìm đáp án. Bạn cần hiểu được toàn bài văn trước khi tìm đáp án cho từng câu hỏi.
- Looking for synonyms – intensive reading (Tìm từ đồng nghĩa – chú ý đọc kĩ hơn để tránh bẫy)
- Nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm những từ, cụm từ có nghĩa tương tự với từ, cụm từ trong câu hỏi. Vậy bạn cần nắm được Key word trong câu hỏi. Ví dụ “Why bats hunt in the dark” được nối với cụm “natural selection has favored bats that make a go of the night-hunting trade”. Ngoài ra, nên đánh dấu lại những câu không trả lời được để chuyển sang câu hỏi tiếp theo để tránh mất thời gian
5. Mẹo làm bài thi Writing
a. Không lạm dụng những mẫu câu có sẵn hay học thuộc lòng câu trả lời
Đây là cách học sai lầm thường gặp ở nhiều bạn học IELTS, thay vì học “vẹt” như thế các bạn nên viết đủ số từ theo yêu cầu – không nên viết ít quá, cũng như quá nhiều. Đọc kỹ câu hỏi và hướng dẫn cẩn thận để xác định rõ chủ đề
b. Định hình ý tưởng của bạn bằng cách tận dụng hiệu quả các modal verb
Bạn có thể tham khảo và dùng các từ sau:
- “will” để diễn tả dự định: In this essay I will outline three measures that can be taken to reduce the risk of violent behavior.
- Model verb mang tính nhấn mạnh như “must” and “should” dùng để diễn đạt sự cần thiết: In my view, the government must bear some of this responsibility.
- “can” và “could” dùng để diễn đạt sáng kiến, đề xuất: Firstly, the government can ensure that its policies take the interests of children into account.
- “would” dùng để trình bày kết quả khi thực thi một đề xuất nào đó: This would ensure that the particular circumstances of each case are properly identified and taken into account.
c. Cần có kết bài trong bài làm
Luôn kết thúc bài luận của mình bằng một đoạn kết bài (conclusion), thậm chí cả khi nó chỉ có một câu bạn vẫn cần đến nó. Nếu bạn không kịp thời gian, thà rút ngắn hay lượt bỏ một đoạn thân bài còn hơn là không hoàn chỉnh các phần cơ bản của một bài luận của mình.
d. Cách gắn kết giữa các câu văn, đoạn văn
Một trong những cách để gắn kết ý giữa các câu với nhau là dùng các từ chỉ định như this hay these. This hoặc these có thể được dùng một cách độc lập hoặc đi kèm sau là một từ phản ánh ý chính của các câu đi trước.Để hình dung rõ hơn, bạn hãy xem qua ví dụ sau: In the past, many people believed that people over the age of sixty-five were too old to work. This view is no longer widely held.
6. Những lưu ý chung khi làm bài thi IELTS
- Giữ answer sheet luôn phẳng phiu, cẩn thận nhất có thể.
- Phát triển khả năng tư duy và phán đoán ở tất cả phần thi, khả năng tư duy và phán đoán để giữ tâmm lí ổn định khi gặp từ khó, đơn vị kiến thức lạ.
- Phân chia thời gian làm bài hợp lí: Đừng vì bất cứ yếu tố ngoại cảnh nào mà khiến bạn phân tâm, dành thời gian cho một phần thi quá nhiều gây ảnh hưởng đến toàn bộ bài thi
- Cuối cùng, đó là sự cẩn thận khi làm bài, vì không phải lúc nào bạn cũng có dư thời gian để kiểm tra lại bài. Cần có sự chắc chắn ngay từ lần chọn đáp án đầu tiên.
- Bạn nên lắng nghe kĩ lưỡng lời giám thị coi thi dặn dò trước khi bắt đầu bài làm, đọc đề bài cẩn thận, đừng vì nó quá quen thuộc mà bỏ qua, không khéo bạn lại phạm sai lầm và để lại hậu quả đáng tiếc đấy.
- Nên đeo đồng hồ đeo tay để bạn có thể dễ dàng quản lí thời gian làm bài tốt nhất
- Tuyệt đối không được đi muộn, nên đi trước giờ thi 30 phút để chuẩn bị tâm lí sẵn sàng
Với những chia sẻ về tổng hợp mẹo làm bài thi IELTS hiệu quả – Những lưu ý khi làm bài thi IELTS trên đây, tienganhduhoc.vn hy vọng rằng các bạn sẽ nắm bắt được thêm một số điểm quan trọng để nâng cao các kỹ năng làm bài của mình. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp nhanh nhất cho các bạn. Chúc các bạn sớm đạt được mục tiêu của mình.