Trong tiếng Anh, Speaking có thể được xem như là một trong những kỹ năng khá khó khăn cho các bạn học vì nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng. Vậy làm sao để thực hành và luyện tập IELTS Speaking hiệu quả nhất? Ngày hôm nay, tienganhduhoc.vn sẽ gửi đến các bạn bài viết cách học IELTS Speaking hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Dành cho những bạn mới bắt đầu học hoặc band thấp
1.1. Phát âm chuẩn
Phát âm là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong Speaking vì phát âm giúp examiner thực sự hiểu bạn đang nói về điều gì.
Để phát âm được chuẩn, đầu tiên người học cần học các phát âm từng âm cho đúng heo bảng IPA (Bảng Ký Hiệu Ngữ Âm Quốc Tế). Chỉ cần bạn nắm được bảng ngữ âm này, bạn sẽ không cần phải đợi hỏi một người nào đó giúp bạn đọc được từ vựng mới mà chỉ cần nhìn qua cách viết. Vì bạn đã biết ngay từ này đọc lên như thế nào.
1.2. Luyện tập về ngữ điệu
Ngoài phát âm ra, ngữ điệu cũng rất quan trọng. Ngữ điệu giúp cho người nghe cảm thấy tự nhiên và thoải mái khi nghe chúng ta nói chuyện vì có sự lên giọng xuống giọng, ngắt, ngừng nghỉ đôi chỗ.
- Để có một ngữ điệu tự nhiên, sau khi bạn đã thuần thục cách phát âm chuẩn, bạn nên quan sát và xem một số video khi người bản xứ phát âm. Sau đó bạn cố lặp đi lặp lại câu nói của họ nhiều lần sao cho giống nhất có thể. Phương pháp này còn được biết đến với tên “Shadowing”. Tức, có thể bạn không biết từ đó nghĩa là gì hay thậm chí viết ra sao, nhưng vẫn có thể lặp lại âm tiết của từ đó. Điều này không những giúp bạn phát âm tự nhiên hơn mà còn cải thiện kỹ năng nghe của bạn.
- Ngoài ra, bạn cũng nên ghi nhớ một số cách nhấn trọng âm của từ và trong câu:
- Trọng âm của từ: Khi tra từ điển, bạn nên tìm hiểu không những cách phát âm một từ mà còn xem trọng âm của từ đó rơi vào đâu. Ngoài ra cũng có một số quy tắc cơ bản (từ 2 âm tiết, danh từ, tính từ, từ 3 âm tiết trở lên,…) mà bạn cũng cần tìm hiểu kỹ.
- Trọng âm trong câu: Trong một câu, bạn cần đánh trọng âm vào những từ quan trọng để tạo nên ngữ điệu cho câu, tránh nhàm chán cho người nghe. Thông thường, trong mỗi câu trọng âm sẽ được đánh vào những từ chứa thông tin quan trọng trong câu, thường là động từ, tính từ, trạng từ, từ để hỏi.
- Ngữ điệu (intonation): Thông thường, khi gặp dấu phẩy hoặc bạn đang diễn đạt ý giữa chừng và đang suy nghĩ hoặc dễ thấy nhất là trong câu hỏi, bạn nên kết thúc câu với tông giọng đi lên. Với trường hợp bạn đã nói hết ý trong một câu, bạn nên kết thúc với tông giọmg trầm và đi xuống.
Xem thêm bài viết sau:
- Tổng hợp bài mẫu IELTS Speaking tháng 3, 4 năm 2021
- Bộ Forecast IELTS Speaking quý 2/2021 – version 1.0
- Những câu nói trong tiếng Anh hay nhất
1.3. Luyện tập thường xuyên tạo thói quen
Sau khi đã luyện tập 2 bước trên khá thành thạo, bạn nên cố gắng nói chuyện bằng tiếng anh với bạn bè, thầy cô hay thậm chí với chính mình thường xuyên. Điều này giúp bạn tiếp xúc với tiếng Anh nhiều nhất có thể và biến các kỹ năng trên trở thành “vốn” của bạn.
Ví dụ:
Thay vì bạn suy nghĩ : “Hôm nay mình nên mặc đầm trắng, vậy thì giày nào sẽ phù hợp? Trưa nay mình ăn gì nhỉ?” Hoặc “Cuốn sách này đăt thật, nhưng rất hay, chắc mình nên mua nó?”
Thì bạn nên cố gắng tự hỏi bản thân mình bằng tiếng anh: “I should wear white dress today. So what shoes should I choose now? And what will I have for lunch?” và “This book is truly expensive, but it’s really great, no doubt, I may buy it, right?”
Việc luyện tập dần dần như vậy sẽ hình thành việc nói tiếng Anh trong bạn như một phản xạ tự nhiên.
1.4. Luyện từng câu hoàn chỉnh
Để luyện tập cho đúng và có hiệu quả.
- Thứ nhất, bạn nên nói chậm để chính bạn hoặc thầy cô, bạn của bạn có thể nghe thấy chính bạn đang nói gì để có cơ hội điều chỉnh cho tốt hơn.
- Thứ hai, một khi đã luyện tập, hãy cố gắng nói một câu hoàn chỉnh, đầy đủ cả chủ ngữ và vị ngữ. Bạn không nên ỷ y bản thân mình biết chủ ngữ đọc ra sao mà bỏ qua, chỉ luyện tập những từ và vế chưa biết. Đây là một thói quen xấu khi nói của người Việt. Điều này làm câu văn của tiếng Anh không đầy đủ nghĩa và bạn không có cơ hội luyện tập trọng âm trong câu.
2. Dành cho những bạn band 5.5+
2.1. Tập trung vào các topic
Với mục đích có thể nói lưu loát ở nhiều chủ đề, thì cách duy nhất là luyện tập nói theo từng chủ đề.
Một số các chủ đề đơn giản và phổ biến như:
- Natural world / Environment
- Leisure time
- Transportation
- Tourism
- Society
- Family / Men and Women
- Work / Education
- Food
- Technology
- Town and country
Sau khi đã luyện tập một số chủ đề phổ biến như trên, bạn nên xem qua các topic khó hơn, “học thuật” hơn để tránh bị lúng túng khi gặp phải vì không có từ vựng phù hợp như:
- Crime and the law
- Culture
- Art
- Architecture
- Cosmos
- Health
- Business
- Artificial Intelligenc
2.2. Kéo dài câu trả lời
Khi bạn được hỏi 1 câu, bạn không những phải trả lời câu hỏi đó mà còn phải cố gắng mở rộng ý trả lời của mình ra bằng cách trả lời các câu hỏi khác có liên quan. Vì đây là phần thi khả năng phạn xạ nói chuyện của bạn, bạn nên thể hiện cho giám khảo biết về khả năng của mình.
Ví dụ:
Khi giám khảo đặt câu hỏi : “Do you like wearing perfume?”
Bạn không nên trả lời : “No, I don’t like perfume” hoặc “Yes, I really love it”
Thay vào đó bạn nên trả lời : “I would say no. Although I know perfume helps us to smell better, to have good impression with others, I am allergic to it. My skin can be really red and itchy after few sprays so I cannot wear it.”
Đoạn trả lời vừa rồi vừa trả lời được câu hỏi chính của giám khảo vừa giải thích thêm các ý liên quan như “Why do you like or not like it” “What are its benefits?” “How can it affect you?”
Khả năng mở rộng ý như vậy là cần có trong mỗi câu trả lời. Và để có thể luyện tập mở rộng ý, bạn nên:
- Đọc nhiều báo, sách, truyện hoặc xem nhiều phim ảnh, phim tài liệu, để ý tưởng của các bạn có thể dồi dào.
- Khi tự mình trả lời các câu hỏi WH-question liên quan đến câu hỏi chính (Why, when, where, how, what, who/whom) thì bạn sẽ không sợ bị bí ý tưởng nữa.
Xem thêm bài viết sau:
- Cách học tiếng Anh hiệu quả cho người mới bắt đầu
- Tải PDF Get Ready for IELTS miễn phí
- Tổng hợp bài mẫu đề thi IELTS Writing Quý 1/2021
2.3. Body language – ngôn ngữ cơ thể
Dù không có trong tiêu chí chấm điểm, nhưng ngôn ngữ cơ thể cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ấn tượng với giám khảo.
Ngôn ngữ cơ thể được nói đến ở đây là ánh mắt, nụ cười và cử chỉ tay chân của bạn.
Nên | Không nên |
---|---|
Để tạo được vẻ tự tin và tự nhiên khi nói, bạn nên nhìn giám khảo (hoặc đôi khi nhìn vào điểm khác để suy nghĩ) | Né tránh ánh mắt giám khảo hoặc nhìn lên trần hoặc dưới đất. Điều này thể hiện bạn không tự tin và không được lịch sự. |
Mỉm cười khi chào hỏi và có thể ở vài câu hỏi về bản thân trong part 1 để tạo sự tự nhiên như đang trò chuyện. | Tạo vẻ mặt quá nghiêm nghị vì có thể sẽ làm không khí căng thẳng hơn. Cười quá nhiều vì sẽ bị hiểu nhầm là không nghiêm túc. |
Kiểm soát cử chỉ tay chân của mình với cường độ vừa phải khi diễn đạt ý. Điều này giúp giám khảo cảm thấy bạn nói tự tin và thật lòng | Ngồi im khoanh tay trước mặt / trước bàn. Điều này được cho là không lịch sự / thiếu tự nhiên. Cũng không nên huơ tay quá nhiều vì dễ gây mất tập trung vào bài nói. Đặc biệt không nên chà xát hai bàn tay quá nhiều vì điều này cho thấy bạn đang căng thẳng và thiếu tự tin. |
2.4. Ngữ pháp
Để được band 5.5 trở lên thì bạn không nên sai những cấu trúc cơ bản như:
- Số ít số nhiều
- Các thì
- Phù hợp với chủ ngữ
- Passive voice.
3. Dành cho những bạn band 6.5+
3.1. Hiểu về các tiêu chí chấm điểm
Bài nói IELTS (IELTS speaking) được đánh giá theo những tiêu chí sau đây:
- Độ trôi chảy và mạch lạc
- Khả năng sử dụng từ ngữ
- Độ chính xác và sự đa dạng trong ngữ pháp
- Phát âm
Đa số mọi người vẫn chưa hiểu rõ tiêu chí đầu tiên. Vậy độ trôi chảy và mạch lạc (Fluency and Coherence) chính là:
- Khả năng nói những câu dài;
- Khả năng nói những câu dài mà không gặp nhiều khó khăn;
- Có ngập ngừng hay không;
- Tốc độ nói như thế nào?
- Khả năng sử dụng từ nối (discourse markers); liên từ (conjunctions);
- Số lần tự sửa lỗi (self-correction)
3.2. Paraphrase
Khi được đặt câu hỏi, bạn nên chú ý xem ý của câu hỏi là gì và tự nói lại câu theo ý của mình. Với việc paraphrase như vậy thể hiện bạn không chỉ hiểu câu hỏi mà còn có thể nói khác đi theo cách của bạn.
Có khá nhiều cách để paraphrase. Một trong những cách đơn giản và phổ nhất là:
- Active -> Passive và ngược lại
- Synonyms (từ đồng nghĩa)
- Từ -> câu và ngược lại
Ví dụ:
People, especially the young tend to consume a lot of fast food these days
- These days, a large amount of fast food tends to be consumed by many people, especially the young.
- A number of people, particularly our youngstersareprone totuck into junk foodnowadays. (synonyms)
3.3. Nói trơn tru
Việc bạn có ngập ngừng hay không và nhiều hay có ít hay nhiều nằm trong các tiêu chí chấm điểm như đã nêu (fluency and coherence). Có vài trường hợp bạn cần suy nghĩ câu trả lời và ngập ngừng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế việc ngập ngừng nhiều nhất có thể, bằng những cách sau đây:
- Vừa nói vừa suy nghĩ câu trả lời. Điều này có nghĩa, bạn vẫn được tính là đang trả lời câu hỏi nhưng thực chất vẫn chưa có ý tưởng gì cụ thể được phát biểu. Một số câu gợi ý:
- That is an interesting / tricky question. I think I may need few seconds to think carefully.
- Well, to be honest, I have to say that this matter / place / field is not my cup of tea. But…
- Well, ABC is such a hardcore / complex / controversial issue / subject, so I think I need a moment. Okay, I would say…
- Hạn chế ậm ừ. Việc bạn tạo ra các âm thanh ậm ừ làm bài nói của bạn bị ngắt quãng và giám khảo sẽ cảm thấy khó khăn trong việc hiểu bạn muốn diễn tả ý gì. Vì vậy, bạn cần phải luyện tập để “nhịn” không phát ra những tiếng ậm ừ. Cụ thể, mỗi khi bạn cảm thấy mình sắp phải dừng bài nói lại và suy nghĩ và có nguy cơ “ậm, ừ”, bạn hãy cố nhịn không phát ra tiếng. Bạn có thể tự nghĩ ra các phần thưởng hay hình phạt cho mình để có thể quen với việc hạn chế này hơn.
- Nói chậm và kéo dài thời gian giữa các từ hơn. Việc nói chậm hơn không những giúp bạn phát âm rõ hơn mà còn cho phép bạn có thêm vài giây để suy nghĩ câu trả lời phù hợp.
4.4. Tạo sự liên kết
Cũng là một trong số các tiêu chí đáng giá độ mạch lạc của bài nói của bạn. Một yếu tố thường hay bị bỏ qua đó chính là độ logic của bài nói. Dù bạn có thể phát âm chuẩn, trôi chảy tuy nhiên cả bài nói không rõ ý hay logic thì bạn vẫn không được đánh giá cao. Vì vậy để hạn chế chuyện này bạn nên:
Tập diễn đạt ý theo hướng quy nạp hoặc diễn dịch.
- Quy nạp nghĩa là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.
Ví dụ: Although teachers show up in class most of the time, they rarely have intimate time with children to talk. Fathers and mothers are the ones that also spend most hours with their children such as tutoring or playing time. That is when they can share for example, their daily activities, hobbies or their dreams to each other. So both teachers and parents have such a strong impact on children. But the one who orients their young about future profession is more likely to be the parents.
- Diễn dịch nghĩa là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết.
Ví dụ: Both teachers and parents have such a strong impact on children. But the one who orients their young about future profession is more likely to be the parents.Fathers and mothers are the ones that spend most hours with their children such as tutoring or playing time. That is when they can share for example, their daily activities, hobbies or their dreams to each other. On the other hand, teachers only show up in class and rarely have intimate time with them to talk.
Với hai cách diễn đạt logic như vậy, bạn không cần lo mình đã nói những ý gì, có bị trùng không hay có chặt chẽ hay không.
5.5. Từ vựng phù hợp với ngữ cảnh
Tiếng Anh có khá nhiều từ đồng nghĩa nhau, tuy nhiên không phải trong tất cả các trường hợp các từ đó đều có thể thay thế cho nhau. Vì vậy, bạn nên tập thói quen tra từ điển Anh-Anh và đọc bao quát hết các nghĩa của từ đó có thể diễn tả. Sau đó tự tổng hợp cho mình các từ nào đồng nghĩa nhau và phân ra các trường hợp sử dụng khác nhau.
Ví dụ: các từ sau đây đều mang nghĩa tương đương nhau (ăn) nhưng không hoàn toàn thay thế cho nhau: eat, devour (animals), ingest, tuck into
6.6. Tự sửa lỗi sai của mình – self-correction
Khi bạn tự sửa lỗi chính mình quá nhiều trong bài nói, điều này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến độ trôi chảy và không giúp bạn có điểm cao. Vì vậy khi luyện tập bạn nên tập nói chậm để nói được đúng từ và ngữ pháp.
Xem thêm bài viết sau:
- Lý do nên lựa chọn khóa học IELTS Cấp tốc TPHCM
- Top 10 cuốn sách tiếng Anh hay cho người mới học
- Download Cambridge IELTS 16 miễn phí
7.7. Ngữ pháp nâng cao
Một số cấu trúc ngữ pháp sau đây, bạn có thể cân nhắc và cố gắng áp dụng vào bài nói cho phù hợp:
- Inversion
Ví dụ: Not only does advertisement stimulate humans’ shopping behaviours constantly but it is also kind of entertaining to watch.
- Idioms
Ví dụ:
- Every coin has two sides
- Everything comes with a price
- A dime a dozen: Something that is very common, not unique
- Don’t judge a book by its cover: Not judging something by its initial appearance
- Killing two birds with one stone: Accomplishing two different tasks in the same undertaking
- No pain, no gain: You have to work hard in order to see results.
- Once in a blue moon: Something that doesn’t happen very often
- Piece of cake: A task or job that is easy to complete
- Time is money: Work faster or more efficiently
- Although
- If / as long as
- Noun clause
- Relative clause dạng rút gọn
Trên đây là bài viết cách học IELTS Speaking hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những phương thức luyện tập Speaking hiệu quả nhất nhé!