Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành in ấn

Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành in ấn đôi khi sẽ là một điều gì đó mới mẻ với nhiều người. Tuy nhiên chúng ta có thể biết là ngành in ấn đã xuất hiện và có từ lâu đời. Kỹ thuật dịch và phiên dịch chuyên ngành in ấn cũng được phát triển từ đó.

Hôm nay tienganhduhoc.vn sẽ tổng hợp thuật ngữ cũng như những từ vựng chuyên ngành in ấn để các bạn tham khảo.

Những từ vựng chuyên ngành in ấn trong bài viết hôm nay có thể giúp bạn tìm hiểu về chuyên ngành của bản thân hoặc có vốn từ vựng để hiểu các bài Reading IELTS. 

1. Tiếng Anh chuyên ngành in ấn bao bì

từ vựng tiếng Anh chuyên ngành in ấn
Từ vựng tiếng Anh chuyên ngành in ấn

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về nguồn gốc của chuyên ngành in ấn.

Các bạn có thể xem thêm bài viết đang được quan tâm nhất:

1.1. Nguồn gốc của ngành công nghiệp in ấn

Từ chuyên ngành in ấn được xem là một trong những chuyên ngành có lịch sử hình thành từ khá lâu đời. Và chúng ta có thể tìm thấy cái nôi của lĩnh vực này trên mảnh đất Trung Hoa từ lâu vào thế kỷ VI với sự phát triển manh nha đầu tiên đó chính là kỹ thuật in ấn trên gỗ. Đây chỉ mới là sự bắt đầu, và mãi cho đến khi in ấn kim loại xuất hiện lần đầu thì con người mới chạm tay được đến kỹ thuật in ấn hiện đại.

Được xem là cha đẻ của nghề in ấn chữ kim loại – Johannes Gutenberg đã được cả thế giới vinh danh và được xem là ông tổ của nghề in. 

Công nghệ khắc in cổ đại tuy bắt nguồn từ cái nôi của nền văn minh châu Á, nhưng in ấn hiện đại lại được manh nha và hình thành từ các nước phát triển phương Tây. Vì vậy, những nguồn tài liệu về các kỹ thuật, nghiên cứu chuyên ngành in ấn, cần có phương tiện và giải pháp để đưa tinh hoa công nghệ in ấn hiện đại lan rộng và thông dụng.

Tiếng Anh chuyên ngành in ấn
Tiếng Anh chuyên ngành in ấn

1.2. Yêu cầu cơ bản của dịch thuật chuyên ngành in ấn

Sau khi máy in ra đời thì in ấn dần trở thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ Tây sang Đông, dần dần các nghiên cứu khoa học được phát triển, các thông tin kỹ thuật ra đời, các kiến thức chuyên ngành được hình thành và nghiên cứu rộng rãi, chính điều đó đã tạo nên một lượng tài liệu vô cùng lớn và đa dạng cho ngành in ấn.

Dịch thuật cho chuyên ngành in ấn cũng dần phát triển ra từ đó. Tuy nhiên vì ngành in ấn vốn tài liệu đa dạng và  lâu đời nên khối lượng từ vựng thuật ngữ chuyên ngành dẫn đến lượng dịch thuật viên phải đông đảo và có trình độ chuyên môn cao.

Nhập mã TADH20TR - Giảm ngay 20.000.000đ học phí cho KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

1.3. Dịch thuật chuyên ngành in ấn cần đa ngữ

Như đã nói ở trên ngành in ấn có một lịch sử hình thành – phát triển cũng như đã trải qua nhiều giai đoạn cùng với sự đóng góp của rất nhiều quốc gia trên thế giới nên dẫn đến tài liệu chuyên ngành in ấn được lưu giữ ở nhiều ngôn ngữ khác nhau. 

Các tài liệu phần lớn tập trung ở các quốc gia lớn như Trung Quốc, Anh, Pháp… Vì thế việc biết đa ngôn ngữ chính là một trong những yêu cầu vô cùng cần thiết đối với nghiệp vụ dịch thuật chuyên ngành này. Đảm bảo được mọi nguồn văn nguồn có thể được chuyển ngữ một cách chính xác và cũng như dần làm cho các rào cản trong quá trình tiếp nhận thông tin kỹ thuật, tri thức mới về nghề in biến mất.

1.4. Các loại tài liệu chuyên ngành in ấn cần được dịch thuật

  • Dịch thuật tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị, máy móc dùng trong in ấn.
  • Dịch thuật đa ngữ các kiến thông tin kỹ thuật in ấn hiện đại.
  • Dịch thuật công chứng các tài liệu chuyển giao công nghệ chuyên ngành in ấn.
  • Dịch thuật đa ngữ các thông tin về vật liệu in ấn.

2. Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành in ấn

In ấn và các thuật ngữ thường sử dụng:

  • CMYK là từ viết tắt trong hệ màu của Tiếng Anh, thường được sử dụng nhiều trong in ấn, đặc biệt là in offset. CMYK bao gồm các màu sau:
    • C: Cyan ( lục lam )
    • M: Magenta ( đỏ tươi )
    • Y: Yellow ( vàng )
    • K: Black ( đen )

Mỗi màu được tạo ra bằng cách trộn một trong bốn màu này. Để tái tạo màu một cách chính xác thì thông qua quá trình in dựa trên CMYK tương ứng.  Sử dụng CMYK đem đến cho bạn sự nhất quán trong công việc. Để đảm bảo quá trình in tốt và chính xác nhất, hãy chuyển tài liệu thiết kế và màu sắc sang CMYK trước khi đem chúng đi in.  

Từ vựng ngành in
Từ vựng ngành in
  • DPI

Nhiều máy in hoạt động bằng cách tạo ra các chấm nhỏ trên mỗi inch vuông để tạo ra một hình ảnh, nhiều chấm đồng nghĩa với việc độ chính xác và chi tiết cao hơn. Số chấm trên mỗi inch là thước đo cho chất lượng in.

Nhưng mắt chúng ta bị giới hạn về số lượng chấm có thể nhìn thấy. Thông thường, 300 – 600 DPI là tiêu chuẩn cho in ấn tùy thuộc vào loại giấy và máy in được sử dụng. Nếu sử dụng DPI thấp, sản phẩm in ấn sẽ có hiện tượng bị nhòe.

Có một từ trong tiếng Anh chuyên ngành máy in là DPI. Điều quan trọng chúng ta cần lưu ý là trong quá trình thiết kế, việc tăng DPI sẽ tăng kích thước file lên khá nhiều lần. Nên do đó hãy lưu ý lưu từng tệp với DPI phù hợp để duy trì hiệu quả. Hầu hết các công cụ, phần mềm thiết kế như Photoshop, Illustrator hay InDesign đều bao gồm các tính năng đo DPI.

DPI không phải là một công cụ có thể làm thay đổi được chất lượng cũng như kích thước của hình ảnh. Tăng DPI không có nghĩa sẽ làm cho hình ảnh sắc nét hoặc có chất lượng tốt hơn.

  • Khổ rộng

Khổ rộng phải được in bằng máy in chuyên dụng, thường có kích thước lớn hơn 16 x 20 inch. Những ví dụ thường được in khổ rộng như banner, biển quảng cáo, hay posters.

Khi cần in những ấn phẩm thiết kế lớn, bạn cần ưu tiên tới yếu tố đọc, sắc nét và chất lượng để đảm bảo rằng, người ở xa cũng vẫn có thể đọc được nội dung chính xác.

  • Pantone color (Bảng màu Pantone)

Pantone colour được biết đến như là một trong những quy chuẩn về màu sắc trên toàn thế giới. Công ty được thành lập từ năm 1963 và có một hệ thống phổ quát về kết hợp màu sắc.

Màu sắc của Pantone được xác định theo số lượng, công ty đã phát triển hệ màu để giúp bạn duy trì chất lượng in ổn định trên đa dạng các phương tiện khác nhau.

  • RIP

Bộ xử lý hình ảnh raster (RIP), được sử dụng trong in ấn để tạo ra hình ảnh raster phù hợp phục vụ trong in ấn.

Quá trình sẽ biến bất kỳ một file hình ảnh, văn bản, raster hoặc vector thành một một files có độ phân giải cao mà thiết bị in có thể hiểu được.

  • Các loại mực in

Không phải tất cả các loại mực được tạo ra một cách cân bằng. Mực thể rắn, bột màu và thuốc nhuộm thường được sử dụng rộng rãi trong ngành in.

Mực thể rắn (solid) là một viên gạch màu được sử dụng để in. Chúng được dùng bằng cách chà lên vật phẩm được in. Để in màu rực rỡ, mực solid có thể là lựa chọn tuyệt vời.

Bột màu được làm từ một loại bột mịn. Bột màu tồn tại trong một thời gian dài mà vẫn duy trì được các thuộc tính của màu sắc. Bột màu có giá thành cao hơn một chút so với bột nhuộm.

Thuốc nhuộm là một loại chất lỏng, khi ngâm nó ngấm vào các sợi giấy để tạo màu. Nó có thể tạo ra màu sắc rực rỡ nhưng lại dễ bị ẩm hoặc nhòe và nó là loại mực bị phai nhanh nhất.

  • Overprint (in đè)
Kỹ thuật in đè trong in ấn
Kỹ thuật in đè trong in ấn

Đó là một quá trình mà khi in, mực sẽ chồng lên nhau. Overprint thường được sử dụng để tạo ra hiệu ứng đặc biệt, màu sắc và bóng. Nhưng nó có thể gây ra một số lỗi ngoài ý muốn như khi có 2 màu trộn vào nhau.

  • Bleed – ngoài mép tờ giấy

Bleed giúp máy in xác định chính xác tệp giấy để in, sao cho đúng vùng cần in, giấy được cắt theo kích cỡ phù hợp và để màu được tái tạo một cách chính xác nhất.

Mặc dù thông số kỹ thuật Bleed của từng máy in không giống nhau, nhưng bạn nên sử dụng với độ tràn màu từ ½ inch trở lên. Phần mềm InDesign có các cài đặt được tích hợp sẵn, giúp bạn dễ dàng hơn khi sử dụng và cài đặt.

  • Mono và Duotone Color (Đơn và Đa màu)

Mono và Duotone trông rất giống nhau nhưng lại khác nhau về thành phần. Kỹ thuật này thường được sử dụng để đem lại cảm giác cổ điển và nghệ thuật.

Duotone là hình ảnh được in bằng nhiều loại mực. In Duotone có thể tạo ra một hình ảnh có thang độ xám phong phú và lý tưởng. Không giống như in Mono, quá trình in Duotone có thể bao gồm cả việc sử dụng mực đen. Duotones bây giờ là một cách cực kỳ linh hoạt để phục hồi các bức ảnh cho các dự án thiết kế. Bởi vì có rất nhiều cách để thực hiện kỹ thuật này.

  • Các loại giấy

Tùy vào từng loại giấy được dùng sẽ đem lại kết quả in khác nhau, từ màu sắc cho đến chất lượng tổng thể. Có 4 loại giấy được dùng hầu hết trong việc in là: Tráng hoặc không tráng và mờ hoặc bóng.

Giấy tráng thường rất mịn và có độ bóng nhất định. Nó bao gồm một lớp hoàn thiện được thiết kế nhằm cải thiện hoặc tăng cường quá trình in. Các cấp độ của giấy bao gồm: tráng sáng, trung bình, cao và giấy nghệ thuật. Được sử dụng cho các tài liệu quảng cáo và tạp chí.

  • Khóa font

Thuật ngữ thiết kế in ấn khóa font trong thiết kế in ấn rất quan trọng. Khi bạn quên khóa font mà gửi file in cho nhà in. Rất có thể bản in ra sẽ bị lỗi font, không thể sử dụng được.

Trong thuật ngữ thiết kế in ấn, khóa font có thể hiểu đơn giản là cách chuyển đổi font chữ sang dạng vector hoặc điểm ảnh. Khi gửi sang máy khác không có font thì cũng không sao.

  • Mockup

Mockup trong thiết kế in ấn được hiểu là các tạo dựng bản thiết kế lên môi trường thực tế trên máy tính. Giúp người xem có thể hình dung bố cục, sự hài hòa của sản phẩm trong không gian thực tế. Đặc biệt khi thiết kế logo, bảng mẫu logo sẽ tiến hành mockup lên một số môi trường quen thuộc. Để xem khả năng thích ứng của logo với sự biến đổi của môi trường.

Bản mockup card visit
Bản mockup card visit
Xem thêm:
+ Tải Sách Academic Vocabulary In Use For IELTS Miễn Phí [PDF]
+ Nên học tiếng Anh IELTS ở đâu TPHCM tốt
  • Template

Là các mẫu thiết kế có sẵn được giới thiệu free hoặc trả phí trên mạng. Người dùng chỉ việc download, chỉnh sửa một số nội dung cơ bản.

  • Opacity

Opacity là một thuộc tính của phần mềm thiết kế đồ họa photoshop, AI, Corel. No quy định độ trong suốt của hình ảnh hoặc một nền màu nào đó.

  • Watermark

Cách đánh dấu sản phẩm thiết kế thuộc về bạn, công ty của bạn. Nó là cách đánh dấu sản phẩm thiết kế có bản quyền.

  • Lorem ipsum

Còn hay gọi là “chữ giả”, lorem ipsum được sử dụng để thay thế cho các phần nội dung chính của thiết kế khi chúng chưa được chuẩn bị sẵn sàng. Sử dụng “chữ giả” để người nhìn có thể hình dung được một thiết kế sẽ có hình dáng như thế nào khi phần nội dung thật được đặt vào sau đó.

  • Typography

Typography còn được gọi là nghệ thuật sắp đặt chữ. Truyền tải thông tin, ý tưởng thông qua việc kết hợp & sắp đặt chữ cái bắt mắt. Thu hút người xem, người đọc ngay từ lần đầu xem.

Trên đây là những từ vựng cơ bản và thường xuất hiện trong các bài liên quan đến từ vựng tiếng anh chuyên ngành in ấn. Các bạn có thể tham khảo thêm từ vựng các chuyên ngành khác tại tienganhduhoc.vn nhé. Chúc các bạn học tốt.

Chào mừng các bạn đến với "Nơi bàn" về du học.
Tham gia Fanpage Việt Đỉnh để cùng chinh phục giấc mơ du học nhé!

Leave a Comment