Khi nhắc về những chứng chỉ tiếng Anh cần thiết cho công việc hoặc cho việc du học, chúng ta đã nghe rất nhiều về những chứng chỉ như IELTS, TOEIC. Thế nhưng bạn có từng nghe về chứng chỉ TOEFL, đặc biệt là chứng chỉ TOEFL iBT hay chưa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp khá đầy đủ thông tin cho bạn về TOEFL iBT.
Bài viết đang được quan tâm nhiều nhất:
- Bảng quy đổi điểm chứng chỉ (TOEIC, TOEFL, IELTS) chi tiết
- Nên học TOEIC hay IELTS hay TOEFL để đi du học?
- Các chứng chỉ tiếng anh quốc tế thông dụng nhất hiện nay
TOEFL và TOEFL iBT là gì?
TOEFL viết tắt của Test of English as a Foreign Language, là bài thi được tiêu chuẩn hóa với mục đích đánh giá khả năng thành thạo của người học và người sử dụng tiếng Anh, do ETS (Viện khảo thí giáo dục của Mỹ) tổ chức. Bằng TOEFL là tiều chuẩn đầu vào cho những ai muốn đi du học, đặc biệt là ở Mỹ hay muốn ứng tuyển vào các doanh nghiệp, công ty nước ngoài, hay chỉ muốn kiểm tra mức độ sử dụng tiếng Anh thành thạo của mình.
TOEFL iBT viết tắt của Test of English as a Foreign Language internet Based Test, là bài thi kiểu mới, dùng internet để chuyển bài thi tư ETS đến trung tâm tổ chức thi. Kể từ khi được giới thiệu vào cuối năm 2005, TOEFL iBT đang từng bước thay thế hoàn toàn dạng thi trên giấy (TOEFL PBT) và dạng thi trên máy tính (TOEFL CBT). Kì thi đã được tổ chức ở các quốc gia Mỹ, Canada, Pháp, Đức và Ý vào năm 2005 và các quốc gia khác vào năm 2006.
Tuy nhiên, điểm thi TOEFL iBT chỉ có giả trị trong vòng 2 năm, sau khoảng thời gian này, nếu vẫn có nhu cầu sử dụng chứng chỉ chúng ta buộc phải đăng kí thi lại.
Tiện ích khi thi chứng chỉ TOEFL iBT
Bài thi TOEFL iBT kéo dài trong 4 giờ và gồm có 4 phần, đòi hỏi thí sinh phải sử dụng thành thạo 4 kĩ năng. Nội dung của bài thi tập trung vào việc sử dụng tiếng Anh trong môi trường đại học hoặc cao học. Trong khi làm bài thí sinh có thể ghi chú.
Trước đây, người muốn dự thi phải đến ngân hàng chuyển tiền sang Mỹ cho ETS (hoặc có Credid Card chuyển tiền qua mạng), sau đó chờ 2 tháng mới biết có được thi không và thi vào đợt nào. Với TOEFL iBT, người dự thi cần đến văn phòng của IIG tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. HCM tối thiểu 15 ngày trước khi thi để đăng ký và nộp lệ phí thi. Mức lệ phí là 140 USD, tiền Việt hay Mỹ đều được. Do đăng ký ở Việt Nam nên việc chứng minh nhân thân rất đơn giản (chỉ cần chứng minh thư), không phức tạp như đăng ký qua mạng.
Thi xong, TS đợi 15 ngày để biết kết quả, không phải chờ hàng tháng như trước. Kết quả thi được thông báo trực tiếp, qua e-mail, đồng thời được gửi đến 4 ĐH trên thế giới do TS chỉ định. Trong trường hợp máy tính bị trục trặc, TS có thể khiếu nại ngay với nhân viên IIG và chuyên gia của ETS tại điểm thi.
Đối tượng dự thi và lệ phí thi TOEFL iBT
Đối tượng dự thi
Hiện nay, đã có hơn 10.000 trường Đại học, Cao đẳng và các tổ chức tại 130 quốc gia chấp nhận điểm thi TOEFL iBT. Do vậy đối tượng dự thi cũng được đa dạng hóa hơn, bất kể là học sinh, sinh viên hay đã đi làm, miễn là có nhu cầu lấy chứng chỉ TOEFL iBT chúng ta đều có thể đăng kí dự thi.
Tính đên nay đã có hơn 35 triệu người trên khắp thế giới đã thực hiện bài thi TOEFL để chứng minh trình độ sử dụng tiếng Anh của mình. Do đó bạn cũng hãy tự tin thể hiện và đánh giá trình độ Anh ngữ hiện tại của mình thông qua TOEFL iBT nhé!
Lệ phí thi TOEFL iBT
Tại cả ba địa điểm thi ở Việt Nam là Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều có lệ phí thi là $180 (khoảng 3,9 triệu đồng).
Xem thêm: Du học Mỹ cần những gì? Mọi điều cần biết và chuẩn bị Trình độ kinh nghiệm học tiếng anh để đi du học như thế nào Xin Visa du học Canada mất bao lâu? Hồ sơ cần những gì
Cấu trúc bài thi TOEFL iBT
Bài thi TOEFL iBT kéo dài trong 4h, thang điểm từ 0 – 120 điểm. Cũng giống như những bài thi lấy chứng chỉ tiếng Anh khác, TOEFL iBT bao gồm 4 phần chính là 4 kĩ năng chính cần có trong việc học ngôn ngữ:
1. Đọc: Có hai hình thức là dài (long form) và ngắn (short form).
Ở dạng dài, thí sinh sẽ trả lời câu hỏi về 4 bài đọc trích từ các sách giáo trình của trường đại học hoặc cao đẳng ở Mỹ. Ở dạng ngắn, thí sinh phải trả lời câu hỏi về 3 bài đọc cũng có độ dài từ 700 – 750 từ nhưng với thời gian ngắn hơn là 60 phút (so với 80 phút của dạng dài). Trong 4 bài đọc của dạng dài thì sẽ có 1 bài không được chấm điểm (Thí sinh sẽ không biết là bài nào trong 4 bài). Thí sinh có thể quay lại thay đổi đáp án của câu hỏi trước đó.
Mức điểm: 0 – 30 điểm.
2. Nghe: Khoảng 34-50 câu hỏi, kéo dài từ 60-90 phút.
Phần nghe bao gồm 6 đoạn, mỗi đoạn kéo dài 3-5 phút và kèm theo câu hỏi về đoạn văn. Trong đó có 2 đoạn đối thoại của sinh viên và 4 đoạn thảo luận hoặc bài giảng về học thuật và chỉ nghe một lần. Mỗi cuộc hội thoại được có 5 câu hỏi và mỗi bài giảng có 6 câu hỏi. Các câu hỏi với mục đích đánh giá khả năng hiểu ý chính, thông tin chi tiết quan trọng, mục đích và thái độ của người nói. Thí sinh không thể thay đổi câu trả lời của câu hỏi trước đó. Nội dung các bài nghe lấy trong bối cảnh của một trường đại học hay cao đẳng ở một nước nói tiếng Anh.
Mức điểm: 0 – 30 điểm
3. Nói: Gồm 6 bài nói.
Hai bài đầu là hình thức bài nói riêng (Independent Task) về một đề tài quen thuộc trong xã hội và sinh hoạt hằng ngày. Thí sinh sẽ được đánh giá về khả năng nói chuyện tự nhiên và cách thức truyền đạt ý tưởng.
Bốn bài nói tiếp theo là bài nói tích hợp (Integrated Task).
Bài nói số 3 và số 4 thí sinh sẽ được đọc 1 bài đọc ngắn, sau đó sẽ được nghe 1 đoạn hội thoại (số 3) hoặc 1 bài giảng (số 4), cuối cùng sẽ phải trả lời dựa trên nội dung cả 2 phần.
Hai bài thi nói còn lại thí sinh sẽ được nghe một đoạn hội thoại (số 5) hoặc 1 bài giảng (số 6), sau đó thí sinh sẽ phải đưa ra câu trả lời từ đoạn nghe. Thí sinh phải nghe một đoạn hội thoại hay một bài thuyết giảng và sau đó trả lời dựa theo câu hỏi đưa ra có liên quan đến đoạn hội thoại hay bài thuyết giảng.
Mức điểm: 0 – 30 điểm.
4. Viết: Gồm 2 bài viết.
Bài thứ nhất là dạng Integrated Task. Thí sinh phải đọc một đoạn văn sau đó nghe một bài thuyết giảng rồi tóm tắt lại và nêu mối quan hệ giữa đoạn văn và bài thuyết giảng. Bài viết phải tối thiểu từ 150 – 225 từ. Thí sinh có 20 phút để viết.
Bài thứ hai là dạng Independant Task về một đề tài trong xã hội. Bài viết phải tối thiểu từ 300-350 từ. Thí sinh có 30 phút để viết.
Mức điểm: 0 – 30 điểm
Xem ngay: Điều kiện xin học bổng du học mỗi quốc gia
Thi lấy chứng chỉ TOEFL iBT khi nào và ở đâu
Các kì thi TOEFL luôn được tổ chức nhiều lần (khoảng hơn 50 lần một năm) tại nhiều địa điểm khác nhau. Bạn có thể tham dự kì thi bao nhiêu lần tùy ý nhưng hai lần không được cách nhau dưới 12 ngày. Nếu như bạn đã có lịch hẹn để đi thi thì bạn không được đăng kí thi tiếp trong vòng 12 ngày sau đó. Nếu bạn vi phạm nội quy trên thì có hai trường hợp xảy ra:
- Nếu sự vi phạm bị phát hiện trước ngày thi thì lịch hẹn đi thi của bạn sẽ bị hủy và bạn sẽ không được hoàn lại lệ phí thi.
- Nếu sự vi phạm bị phát hiện sau khi bạn có kết quả thi thì kết quả đó sẽ bị hủy, bạn sẽ được thông báo về vụ việc và không được hoàn lại lệ phí thi
Kết quả sẽ được thông báo sau ngày bạn thi khoảng 10 ngày. Bạn phải truy cập vào tài khoản thi TOEFL của mình, nhập mã dự thi và vào mục xem điểm. Bạn sẽ nhận được email thông báo khi điểm số của bạn đã được công bố. Bạn có thể tải bản PDF kết quả thi của mình trong vòng 3 ngày sau khi kết quả được công bố. Kết quả thi này có hiệu lực trong vòng 2 năm.
Hy vọng bài viết TOEFL IBT là gì và những điều cần biết trên có thể cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản về TOEFL iBT để bạn có thể có được những định hướng và kế hoạch phù hợp cho quá trình ôn thi TOEFL của mình nhé!