Cấu trúc đề thi IELTS gồm mấy phần?

IELTS là một trong những chứng chỉ mà đa số học sinh sinh viên, thậm chí cả những người đi làm đều có mong muốn đạt kết quả cao.

Tuy nhiên, nhận thấy nhiều bạn còn thắc mắc về cấu trúc đề thi IELTS gồm những phần nào, về tổng thể, quá trình làm bài thi này diễn ra như thế nào? Và thời gian làm bài thi IELTS là bao nhiêu? Cùng các thông tin liên quan cần biết khác nữa.

Do đó, bài viết hôm nay của tienganhduhoc.vn sẽ gửi đến các bạn Cấu trúc đề thi IELTS gồm những phần nào? các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

1. Các hình thức thi IELTS phổ biến hiện nay

IELTS là gìIELTS viết tắt của (International English Language Testing System), là một hệ thống bài kiểm tra về khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh trải dài qua cả bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết.

Cấu trúc bài thi IELTS
Cấu trúc bài thi IELTS

Bài thi được đồng điều hành bởi ba tổ chức ESOL của Đại học Cambridge (University of Cambridge ESOL), Hội đồng Anh (British Council) và tổ chức giáo dục IDP của Úc và được triển khai từ năm 1989.

IELTS là kỳ thi về 4 kỹ năng Nghe, Đọc, Viết và Nói. Bạn sẽ thi từng kỹ năng Nghe, Đọc và Viết vào cùng một ngày theo thứ tự và không có thời gian nghỉ giữa các môn thi.

Tùy theo trung tâm mà bạn dự thi, việc thi Speaking có thể diễn ra vào cùng ngày với ba môn kia hoặc được tổ chức trước hoặc sau ngày thi đó.

Bài thi IELTS có 2 dạng phổ biến là IELTS Academic (hình thức Học thuật) và General Training (hình thức Tổng quát). Tùy vào mục tiêu của người học để lựa chọn hình thức thi phù hợp:

  • IELTS Academic (hình thức Học thuật): Phục vụ cho những bạn có nhu cầu du học và làm việc trong môi trường có tính học thuật ví dụ như tòa án, chính phủ hay viện hàn lâm…
  • General Training (hình thức Tổng quát): Phục vụ cho những bạn có dự định di cư, sinh sống và làm việc tại các nước như Úc, New Zealand, Anh, Canada…

Và cũng chính vì lý do đó mà độ khó, cấu trúc đề thi IELTS và cách tính điểm của 2 loại hình này cũng có đôi chút khác biệt. Hãy cùng chúng tôi phân tích ở phần tiếp theo nhé.

Xem thêm ngay:
IELTS General là gì? So sánh sự khác nhau IELTS Academic và General
Thang điểm IELTS 2020 và cách làm bài đạt điểm cao nhờ các mẹo này

Nhập mã TADH20TR - Giảm ngay 20.000.000đ học phí cho KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

2. Cấu trúc đề thi IELTS mới nhất

Với cả 2 hình thức thi IELTS là học thuật (Academic) và tổng quát (General) thì cấu trúc 1 bài thi IELTS đều được chia làm 4 kỹ năng, bao gồm:

  • IELTS Listening Test: kiểm tra khả năng nghe hiểu tiếng Anh
  • IELTS Reading Test: kiểm tra khả năng đọc hiểu tiếng Anh
  • IELTS Writing Test: kiểm tra khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra quan điểm của người viết
  • IELTS Speaking Test: kiểm tra khả năng giao tiếp của người dự thi trong môi trường nước ngoài

Ngoài ra đọc thêm: Kinh nghiệm trong phòng thi IELTS – Những điều phải biết khi đi thi IELTS

Cụ thể, cấu trúc một bài thi IELTS 4 kỹ năng có tổng thời gian làm bài thi IELTS là 3 giờ đồng hồ. Chi tiết cho từng kĩ năng như sau:

2.1. Cấu trúc đề thi IELTS Listening

  • Tổng số câu hỏi: 40 câu (4 phần)
  • Thời gian làm bài: 30 phút
  • Trung bình bạn sẽ có 10 phút cho mỗi phần

Cấu trúc đề thi Listening IELTS – bài thi nghe IELTS sẽ bao gồm 4 đoạn hội thoại được ghi âm sẵn, gồm có: độc thoại, đàm thoại giữa 2 hoặc nhiều người bản xứ, có giọng phát âm khác nhau giữa nhiều quốc gia. 

Thí sinh sẽ có khoảng 30 phút để nghe và chỉ được nghe một lần duy nhất cho cả bài thi IELTS Listening. Tuy nhiên, trước đó bạn sẽ có một khoảng thời gian ngắn để đọc câu hỏi và suy đoán câu trả lời có thể xảy ra. Và khi kết thúc cả 4 phần thi, thí sinh sẽ có 10 phút để ghi đáp của mình lên tờ IELTS Answer Sheet.

Tờ answer sheet
Tờ answer sheet

Xem thêm: Lệ phí thi IELTS và Những lưu ý khác về địa điểm, lịch thi IELTS 2020-2021

 Lưu ý: Mới đây IELTS Official đã công bố thêm một số thay đổi về cấu trúc một bài thi IELTS Listening. Cụ thể:

  • Các bài thi trong phần Listening sẽ không được gọi là Section nữa, mà thay vào đó sẽ được gọi là Part (Số lượng bài nghe vẫn là 4 như bình thường)

Ví dụ: Section 1 → Part 1

Trong phần mở đầu bài thi, ở Section 2 (giờ là Part 2), thí sinh sẽ không được nghe phần ví dụ khi bắt đầu bài làm như trước nữa.

Trong mỗi bài, hướng dẫn cho thí sinh sẽ không đề cập cụ thể số trang trên đề nữa (Ví dụ như mở trang 2 trong đề và nhìn vào hình vẽ ABC nào đó chẳng hạn)

Những thay đổi này sẽ được bắt đầu áp dụng từ ngày 4/1/2020, nên các bạn nhớ lưu ý để không bị bỡ ngỡ khi làm bài thi nhé. Ngoài ra, về mặt nội dung của bài thi Listening vẫn sẽ giữ nguyên.

  • Phần 1: Chủ đề đoạn hội thoại xoay quanh tình huống về cuộc sống, đó là cuộc đàm thoại giữa hai người. Ví dụ có thể là cuộc nói chuyện người bán hàng và mua hàng tại một siêu thị nhỏ,…
  • Phần 2: Một đoạn độc thoại thường ngày, đó có thể là các tình huống hướng dẫn và giới thiệu 1 chủ đề quen thuộc như du lịch, trường học, bệnh viện…
  • Phần 3: Một mẫu đàm thoại giữa 3 hoặc 4 người trong ngữ cảnh giáo dục hoặc đào tạo, chẳng hạn như một giáo viên trợ giảng tại trường đại học và một sinh viên đang thảo luận về bài tập về nhà.
  • Phần 4: Thí sinh sẽ được nghe đoạn độc thoại từ một người bản xứ có thể đang giảng bài hay thuyết trình về vấn đề. Đoạn hội thoại này thường mang tính học thuật cao, đánh giá khách quan khả năng người thi.

Người thi sẽ có thời gian nghe là 30 phút và bạn chỉ được nghe 1 lần duy nhất. Tuy nhiên trước đó bạn có khoảng thời gian ngắn để đọc câu hỏi, suy đoán câu trả lời. Kết thúc 4 bài nghe các bạn sẽ có 10 phút để thí sinh có thể điền lại đáp án vào tờ answer sheet.

Xem ngay: Cách luyện nghe IELTS Listening hiệu quả – Chia sẻ kinh nghiệm

2.2. Cấu trúc đề thi IELTS Reading

Phần thi Reading
Cấu trúc đề thi IELTS Reading
  • Tổng số câu hỏi: 40 câu (3 phần)
  • Thời gian làm bài: 60 phút
  • Trung bình bạn sẽ có 20 phút cho mỗi phần

Cấu trúc đề thi IELTS Academic và General Training cho phần Reading đều được chia làm 3 phần, với 3 chủ đề khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có đôi chút khác biệt, mà các thí sinh cần lưu ý:

a. Cấu trúc đề thi Reading của IELTS Academic

Sẽ bao gồm 3 đoạn văn mang tính học thuật, được trích từ sách, báo chí hoặc tập san,…Mỗi đoạn văn có độ dài trung bình khoảng 1500 từ, với độ khó tăng dần. Nhằm kiểm tra khả năng đọc hiểu của người tham dự trong môi trường học thuật.

b. Cấu trúc đề thi Reading của General Training

Còn với phần Reading của General Training, vẫn sẽ là 3 đoạn văn mang tính đời sống, thường gặp hàng ngày trong môi trường nói tiếng Anh. Mỗi đoạn văn sẽ có độ dài trung bình từ 800 – 1500 từ. Mục đích là kiểm tra trình độ đọc hiểu và xử lý thông tin của người thi IELTS. Các đoạn văn này được chọn để dành cho đọc giả không chuyên nhưng được công nhận thích hợp với mọi người ghi danh vào các khóa đại học hoặc cao học hoặc đang dự định đăng ký về chuyên môn.

2.3. Cấu trúc đề thi IELTS Writing

Phần thi Writing của bài thi IELTS
Phần thi Writing của bài thi IELTS
  • Bài thi được chia làm 2 phần: Task 1 và Task 2
  • Tổng thời gian làm bài: 60 phút. Task 1 (20 phút) & Task 2 (40 phút).
  • Trung bình bạn sẽ dành 20 phút cho Task 1 và 40 phút cho Task 2. Bởi Task 2 chiếm 2/3 Thang điểm Writing trong bài thi IELTS.

a. Cấu trúc đề thi Writing IELTS – IELTS Academic

Phần thi môn viết học thuật bao gồm hai phần. Các chủ đề môn viết là mối quan tâm chung về và thích hợp với mọi người vào học đại học hoặc cao học hoặc đang dự định đăng ký về chuyên môn.

  • Task 1: Nhiệm vụ của bạn sẽ là viết một bài mô tả, giải thích dự liệu của biểu đồ, đồ thị hoặc bảng… Với độ dài tối thiểu là 150 từ. Yêu cầu mô tả và giải thích dữ liệu, mô tả các giai đoạn của một quá trình, một điều gì đó hoạt động như thế nào hay mô tả một đối tượng hay một sự kiện.
  • Task 2: Nhiệm vụ của người dự thi là viết 1 bài luận ngắn, mang tính học thuật. Trình bày quan điểm và cách nhìn của bạn về một tranh luận hoặc vấn đề xã hội nào đó, với văn phong trang trọng. Độ dài tối thiểu là 250 từ.

b. Cấu trúc đề thi Writing IELTS – General Training

Tương tự như IELTS Academic, ở bài thi này cũng gồm hai phần như sau:

  • Task 1: Nhiệm vụ của thí sinh sẽ là viết một lá thư chính thức hoặc không chính thức với độ dài khoảng 150 từ nhằm mục đích hỏi thăm thông tin hoặc giải thích các tình huống trong cuộc sống. Lá thư có thể được viết theo phong cách thân mật, bình thường hoặc trang trọng.
  • Task 2: Vẫn sẽ là một bài luận, phản hồi về một ý kiến quan điểm có độ dài tối thiểu khoảng 250 từ. Nhưng với văn phong thân mật và gần gũi hơn so với hình thức học thuật. Để có thể đạt điểm trong mắt người chấm, bắt buộc bài viết của bạn phải được lên ý tưởng sáng tạo cùng với một dàn bài logic, mạch lạc cùng với những từ ngữ mới lạ.

Xem nhanh: Các cụm từ và mẫu câu hay dùng trong IELTS Writing

2.4. Cấu trúc đề thi IELTS Speaking

Cấu trúc đề thi IELTS Speaking
Cấu trúc đề IELTS Speaking
  • Tổng thời gian thi: 11 – 15 phút
  • Thí sinh sẽ nói chuyện trực tiếp với giám khảo. Thông qua đó giám khảo sẽ đánh giá và cho điểm khả năng nói của bạn về từ vựng, ngữ pháp, cách phát âm, sự tự tin và lưu loát của thí sinh.
  • Với cấu trúc đề thi IELTS Speaking bao gồm 3 phần tương tự với cả 2 hình thức thi IELTS Academic và General Training.

Cụ thể, 3 phần này bao gồm:

Part 1: 4 – 5 phút. Được coi như phần khởi động, làm ấm. Giúp thí sinh giảm bớt căng thẳng và làm quen với môi trường phòng thi bằng những câu hỏi ở tương đối dễ. Xoay quanh các chủ đề về bản thân, gia đình, bạn bè, công việc, học tập…

Part 2: 3 -4 phút. Đây là phần trọng tâm để bạn thuyết phục giám khảo cho điểm. Bạn được cung cấp 1 mẩu giấy, 1 cây bút. Cùng một yêu cầu nói về một chủ đề cụ thể thường gặp trong cuộc sống. Trước khi nói bạn sẽ có khoảng 1 phút để chuẩn bị trước, ghi một vài ý chính vào tờ giấy, rồi bắt đầu trình bày bài nói của mình. Sau đó, kết thúc phần này chuyển sang Part 3.

Part 3: 4 – 5 phút. Bạn sẽ được giám khảo đặt thêm một vài câu hỏi liên quan đến phần Part 2. Đây là phần, giúp giám khảo khẳng định lại số điểm mà mình đã cho có hợp lý không và có thể nâng điểm nếu bạn thực sự làm tốt. Nhớ rằng, bạn không nên lặp lại những câu mà mình đã trả lời hoặc lấy lại nguyên ý trong câu hỏi để tránh tình trạng lặp lại nhé.
Để dành điểm cao ở bài thi nói bạn không nên nói lại nội dung đã giới thiệu ở trước đó. Toàn bộ những gì bạn nói ra đều sẽ được ghi âm để tiện cho ban giám khảo đánh giá. Vậy nên hãy linh hoạt hơn trong việc sử dụng và chuyển đổi từ ngữ để bài nói trở nên sinh động hơn.

Xem nhanh: Thi IELTS sau bao lâu có kết quả? Thời gian & cách nhận bảng điểm IELTS

3. Thông tin cần lưu ý

3.1. Phần thi nghe

Cần đảm bảo tai nghe của mình hoạt động bình thường. Hãy giơ tay để thông báo ngay với giám thị nếu tai nghe của bạn có vấn đề.

Nếu phần thi nghe không có tai phone, hãy đảm bảo mức âm lượng đủ để bạn có thể nghe rõ. Nếu không hãy giơ tay đề nghị tăng hoặc giảm âm lượng cho loa ở phòng thi.

Sử dụng tối đa phần thời gian đã cho để đọc câu hỏi. Hãy cố gắng đọc lướt hết tất cả các câu hỏi có trong đề thi để nắm rõ được nội dung trước khi bắt đầu nghe.

Hãy viết câu trả lời mà bạn nghe được ngay ra giấy.

  • Thí sinh sẽ có tối đa là 10 phút sau khi đoạn băng nghe đã kết thúc để điền đáp án vào giấy thi. 

3.2. Phần thi đọc

  • Hãy chú ý đến thời gian của phần thi này.
  • Hãy viết trực tiếp câu trả lời vào giấy thi. Thời gian không cho phép bạn viết kết quả ra giấy nháp và chuyển lại vào tờ giấy thi.
  • Đọc hướng dẫn và để ý xem có bao nhiêu từ bạn cần phải dùng đến cho câu trả lời.
  • Dành thời gian để phân tích các câu hỏi trước khi tìm câu trả lời.
  • Tìm hiểu thêm về phần chú thích.

3.3. Phần thi viết

  • Thí sinh nên lưu ý không nên dùng quá 20 phút trong giờ thi cho một đoạn văn. Hãy kiểm tra thời gian liên tục để tránh mắc phải lỗi này. Thời gian cho hai đoạn văn chỉ có 40 phút.
  • Luôn chú ý viết hơn 150 từ cho đoạn 1 và hơn 250 từ cho đoạn 2.
  • Đừng chăm chú vào đếm số từ, hãy đếm số dòng và ước lượng số từ.
  • Luôn nhớ viết kết luận cho đoạn văn thứ 2.
  • Dành ra mấy phút cuối để kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp của đoạn văn.
  • Lập dàn ý cho đoạn văn để giữ được liên kết mạch lạc, logic nhất.
  • Thí sinh hoàn toàn có thể giơ tay để xin thêm giấy nếu hết.

3.4. Phần thi nói

  • Luôn giữ tinh thần ổn định và tự tin cho phần thi kỹ năng nói.
  • Hãy trả lời tập trung vào ý chính của câu hỏi.
  • Không chỉ chăm chú, tập trung vào từ vựng (Vì từ vựng chỉ chiếm 25% trên tổng số điểm của bạn)
  • Nên sử dụng tối đa các thì trong bài thi nói.
  • Mạnh dạn đề nghị ban giám khảo nhắc lại câu hỏi nếu bạn không nghe rõ.

Ngoài ra bạn cũng cần biết thang điểm IELTS, đây là điều cực kì quan trọng để bạn có được chiến lược làm bài thi IELTS phù hợp nhất. Dựa vào kết quả bảng điểm IELTS của bạn sẽ đánh giá năng lực tiếng Anh của thí sinh như sau: 

  • 0 điểm: IELTS không có 0 điểm, 0 điểm tương ứng với việc thí sinh bỏ thi và không có thông tin nào để chấm bài.
  • 1 điểm – không biết sử dụng tiếng Anh: Thí sinh không biết ứng dụng tiếng Anh trong cuộc sống (hoặc chỉ có thể biết một vài từ đơn lẻ).
  • 2 điểm – lúc được, lúc không: Gặp khó khăn lớn trong việc viết và nói tiếng Anh. Không thể giáo tiếp thực sự trong cuộc sống ngoài việc sử dụng một vài từ đơn lẻ hoặc một vài cấu trúc ngữ pháp ngắn để trình bày, diễn đạt mục đích tại thời điểm nói – viết.
  • 3 điểm – sử dụng tiếng Anh ở mức hạn chế: Có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong một vài tình huống quen thuộc và thường gặp vấn đề trong quá trình giao tiếp thực sự.
  • 4 điểm – hạn chế: Có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh giao tiếp thành thạo trong các tình huống cụ thể và gặp vấn đề khi có quá trình giao tiếp phức tạp.
  • 5 điểm – bình thường: Có thể sử dụng một phần ngôn ngữ và nắm được trong phần lớn các tình huống mặc dù thường xuyên mắc lỗi. Có thể sử dụng tốt ngôn ngữ trong lĩnh vực riêng quen thuộc của mình.
  • 6 điểm – khá: Tuy có những chỗ không tốt, không chính xác và hiệu quả nhưng nhìn chung là sử dụng ngôn ngữ thành thạo. Có thể sử dụng tốt trong các tình huống phức tạp và đặc biệt là trong các tình huống quen thuộc.
  • 7 điểm – tốt: Nắm vững ngôn ngữ nhưng đôi khi không có thực sự chính xác, không phù hợp, không hiểu trong tình huống nói. Nói chung là có hiểu các lí lẽ tinh vi và sử dụng tốt ngôn ngữ phức tạp.
  • 8 điểm – rất tốt: Hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ, chỉ mắc một số lỗi như không chính xác và không phù hợp. Nhưng những lỗi này chưa thành hệ thống. Trong tình huống không quen thuộc có thể sẽ không hiểu và có thể sử dụng tốt với những chủ đề tranh luận phức tạp, tinh vi.
  • 9 điểm – thông thạo: Có thể sử dụng ngôn ngữ hoàn toàn đầy đủ.

Đặc biệt: Top 28 những câu hỏi thường gặp về bài thi IELTS

Trên đây là những thông tin về cấu trúc đề thi IELTS và thông tin cần lưu ý mong rằng bài viết đã giúp các bạn đã hiểu về thang điểm IELTS, cách tính điểm IELTS cũng như trang bị cho bản thân một số lưu ý cần thiết cho kì thi IELTS tốt nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ giải đáp kịp thời cho các bạn. 

Chào mừng các bạn đến với "Nơi bàn" về du học.
Tham gia Fanpage Việt Đỉnh để cùng chinh phục giấc mơ du học nhé!

Leave a Comment