Câu điều kiện (Conditional sentence) là ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh nhất là tại phần Speaking. Dù là ở trên ghế nhà trường hay đã đi làm chắc hẳn đã không ít lần các bạn nghe thấy “câu điều kiện” và “mệnh đề if”. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cấu trúc ngữ pháp này nhé.
Câu điều kiện là gì?
Câu điều kiện (Conditional Sentence) là dạng câu dùng để nêu giả thuyết hoặc diễn đạt một sự kiện nào đó sẽ diễn ra hoặc không diễn ra khi có một điều kiện cụ thể xảy ra và dẫn đến một kết quả nào đó.
Ví dụ: “ If it rains, the flowers will be died ( Nếu trời mưa, những cây hoa sẽ bị chết)
Trong đó, mệnh đề phụ (hay còn gọi là mệnh đề if) nêu ra giả thuyết, còn mệnh đề chính nêu ra kết quả.
Thông thường, mệnh đề đi đầu sẽ là mệnh đề chứa “If”. Lúc này, sẽ có dấu phẩy giữa hai mệnh đề, tuy nhiên chúng ta cũng có thể để mệnh đề chứa “If” ở sau dấu phẩy. Trong trường hợp này sẽ không có dấu phẩy giữa hai mệnh đề.
Ví dụ:
If we had more money, we would buy that car.
We would buy that cả if we had more money.
- Các loại câu điều kiện:
Có 4 loại câu điều kiện được chia theo 0, 1, 2, 3 và một số dạng đặc biệt khác.
Ví dụ: I will buy this book for you if you help me to do my housework
2.1. Câu điều kiện loại 0:
- Dùng để diễn tả một sự thật hiển nhiên.
- Dùng để yêu cầu, nhờ vả, giúp đỡ hay nhắn nhủ một điều gì đó
- Dùng để diễn tả một thói quen, hành động diễn ra thường xuyên
Công thức:
Mệnh đề if | Mệnh đề chính |
If + S + V (hiện tại đơn) | S + V (hiện tại đơn) |
Lưu ý:
1. Mệnh đề chính có thể ở dạng câu mệnh lệnh, yêu cầu.
2. if có thể được đổi thành when trong câu điều kiện loại 0 mà không thay đổi ý nghĩa câu.
Ví dụ: The chair get wet if it rains. (Cái ghế bị ướt nếu trời mưa.)
2.2. Câu điều kiện loại 1:
- Dùng để dự đoán một hành động có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
- Dùng để đề nghị hoặc gợi ý.
- Dùng để cảnh báo hoặc đe dọa.
Công thức:
Mệnh đề if | Mệnh đề chính |
If + S + V (hiện tại đơn) | S + Will + V |
Lưu ý:
- Trong một số trường hợp, will có thể được thay thế bằng một số động từ khuyết thiếu khác (must/ should/ have to/ ought to/ can/ may).
- Đôi khi có thể sử dụng thì hiện tại đơn ở cả hai mệnh đề trong câu điều kiện loại 1.
Ví dụ: If i want to play basketball, please play with me.
- Trong mệnh đề If có thể sử dụng thì hiện tại tiếp diễn hoặc hiện tại hoàn thành.
Ví dụ: If i keep studying, I will finish reporting in 2 hours.
- Một số trường hợp hiếm, có thể sử dụng thì tương lai tiếp diễn hoặc thì tương lai hoàn thành ở mệnh đề chính
- Trong một số ít trường hợp, chúng ta có thể sử dụng thì tương lai tiếp diễn hoặc thì tương lai hoàn thành ở mệnh đề chính trong câu điều kiện loại 1.
Ví dụ: If i go to the mall early, I will be eating the strawberry cake.
2.3. Câu điều kiện loại 2:
- Dùng để khuyên bảo, đề nghị hoặc yêu cầu.
- Dùng để diễn tả một sự kiện, hành động có thể không diễn ra trong tương lai.
Công thức:
Mệnh đề if | Mệnh đề chính |
If + S + V (quá khứ đơn) | S + would/could + V-inf |
Lưu ý:
– Động từ “to be” ở mệnh đề if luôn chia là were ở tất cả các ngôi.
– Trong mệnh đề chính, would/wouldn’t dùng để giả định chung chung một kết quả trái ngược với hiện tại còn could/ couldn’t dùng để nhấn mạnh giả thiết về một khả năng (có thể hay không thể làm gì) trái ngược với hiện tại.
– Ngoài would và could, chúng ta có thể sử dụng các trợ động từ khác như might, should, had to, ought to trong mệnh đề chính của câu điều kiện loại 2.
Ví dụ: Alice could buy this bag if she had more money.
2.4. Câu điều kiện loại 3:
- Diễn tả giả thiết về một hành động, sự việc đã không xảy ra trong quá khứ.
- Sử dụng might để diễn tả một hành động, sự việc có thể diễn ra trong quá khứ nhưng không chắc chắn.
- Sử dụng could để diễn tả một hành động, sự việc đủ điều kiện xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện nói tới xảy ra.
Công thức:
Mệnh đề If | Mệnh đề chính |
If + S + had + PII | S + would/ could + have + PII |
Lưu ý:
Thông thường, cả would và had có thể viết tắt thành ‘d trong câu. Tuy nhiên, nếu ‘d xuất hiện ở mệnh đề if, chúng ta hiểu đây là cách viết tắt cho từ had.
Ví dụ: If I hadn’t been sick last Friday, I would have come to your birthday party.
2.5. Câu điều kiện hỗn hợp – Mixed Conditional
- Câu điều kiện hỗn hợp loại 1
Diễn đạt về một hành động, sự việc sẽ xảy ra ở hiện tại nếu điều kiện nói đến có thật trong quá khứ.
Mệnh đề điều kiện | Mệnh đề chính |
If + S + had + Vpp/V-ed | S + would + V-inf |
If + câu điều kiện loại 3 | Câu điều kiện loại 2 |
Lưu ý:
Câu điều kiện hỗn hợp loại 1 có mệnh đề If vế đầu sử dụng câu điều kiện loại 3 và vế sau là câu điều kiện loại 2.
Ví dụ: If i had studied harder, then i would be pass the exam now.
- Câu điều kiện hỗn hợp loại 2
Diễn đạt về một hành động, sự việc sẽ diễn ra trong quá khứ nếu điều kiện đề cập có thật
Mệnh đề điều kiện | Mệnh đề chính |
If + S + V-ed | S + would/could/might + have + Vpp/V-ed |
If + câu điều kiện loại 2 | Câu điều kiện loại 3 |
Lưu ý:
Câu điều kiện hỗn hợp loại 2 có mệnh đề chứa If vế đầu sử dụng câu điều kiện loại 2, vế sau là câu điều kiện loại 3.
Ví dụ: If I were you, I would have drunk it.
3. Các trường hợp chú ý của câu điều kiện:
- Unless
Unless được sử dụng để diễn tả một điều kiện mang tính phủ định,đồng nghĩa với If…not
Ví dụ: Unless I work hard, I will fail this exam.
= If I don’t work hard, I will fail this exam.
- As long as/so và provided/providing
Những cụm từ này có thể dùng để thay thế if nhằm nhấn mạnh điều kiện nhắc đến.
Ví dụ: My sister’s mistake won’t be discovered as long as nobody tells her.
= My sister’s mistake won’t be discovered if nobody tells her.
- Or/otherwise
Or và otherwise được dùng để diễn tả kết quả có khả năng cao là sẽ diễn ra nếu điều kiện nêu ra không được thực hiện. Tuy nhiên, or và otherwise được dùng ở trước mệnh đề chỉ kết quả mà không thay thế if tại mệnh đề điều kiện.
Ví dụ: Hurry up or we will be late for work
- When/as soon as
When và as soon as có thể sử dụng để thay thế if nhằm diễn tả điều kiện có nhiều khả năng diễn ra.
Ví dụ: I will take you to supermarket as soon as i finish my homework.
- In case:
Có thể dùng in case để thay thế cho if nhằm diễn tả sự phòng tránh cho tình huống nào đó có thể diễn ra. Tuy nhiên, khi diễn đạt điều kiện in case thường không đứng ở đầu câu.
Ví dụ: You should call your brother in case there are any problem.
4. Các trường hợp đặc biệt khi sử dụng câu điều kiện
4.1. Sử dụng thì tương lai đơn ở mệnh đề if
Thì tương lai đơn chỉ sử dụng tại mệnh đề chính. Tuy nhiên có trường hợp đặc biệt là khi sự kiện trong mệnh đề if diễn ra sau sự kiện trong mệnh đề chính. Khi đó, chúng ta nên dùng thì tương lai đơn trong mệnh đề if.
Ví dụ: If aspirin will ease my headache, i will take a couple tonight.
4.2. Cụm động từ “were to” trong mệnh đề if
Cụm động từ này đôi khi sử dụng trong câu điều kiện khi mệnh đề chính diễn tả hậu quả xấu hay không thể tưởng tượng được. Khi đó, “were to” được dùng để nhấn mạnh những điều đó
Lưu ý:
Cụm từ có thể dùng để mô tả các tình huống giả định ở quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ví dụ: If i were to be sick, i would miss another day of school.
4.3. Mệnh đề câu Wish/If only
Mang ý nghĩa nhằm thể hiện sự nuối tiếc và những điều muốn thay đổi ở quá khứ và hiện tại. Đồng thời cũng là ước mơ cho tương lai.
a. Sử dụng wish ở tương lai
Dùng để diễn tả ước muốn một điều gì đó cho tương lai và sử dụng thì hiện tại đơn cho dạng này.
Tuy nhiên, wish không phải là ước mơ mà là ước muốn một điều gì đó, muốn được thay đổi, đó có thể là điều gì đó khiến bạn khó chịu. Đi kèm would khi sử dụng wish.
Cấu trúc:
S + wish (es) + S + would/could + V1
Ví dụ: she wish she would be a translator in the future.
Lưu ý:
Wish + would là đề cập đến điều gì đó trong hiện tại không thể thay đổi nên không nói tới quá khứ.
Ví dụ: I wish i didn’t eat so much candy nhưng không thể nói I wish I wouldn’t eat so much
b. Sử dụng wish ở hiện tại
Câu wish ở hiện tại nói đến những mong ước về sự việc không có thật ở hiện tại và có thể giả định ngược so với thực tế.
Cấu trúc:
S + wish (es) + S + V2/ed + …
c. Wish sử dụng trong quá khứ
Thể hiện ước muốn về sự việc không có thật tại quá khứ, giả định ngược lại so với thực tế đã xảy ra.
Cấu trúc:
S + Wish (es) + S+ QKHT.
d. Một số cách sử dụng khác
Wish + to V
Wish + N (đưa ra một lời chúc mừng, mong ước)
Wish + O + (not) to V…
Mẹo ghi nhớ cấu trúc câu điều kiện
Sau đây là một số mẹo lùi thì nhỏ để bạn có thể dễ dàng ghi nhớ được cấu trúc của câu điều kiện:
Loại câu điều kiện | Mệnh đề If | Mệnh đề chính |
Câu điều kiện loại 0 | HTĐ: If + S + V(s/es) | HTĐ: S+ V(s/es) |
Câu điều kiện loại 1 | HTĐ: If + S + V(s/es) | TLĐ: S + will +V(bare) |
Câu điều kiện loại 2 | QKĐ: If + S + V2/ed + | “will” chuyển sang “would/could” và giữ nguyên phần còn lại: S + would/could/.. + V(bare) |
Câu điều kiện loại 3 | QKHT: If + S + had + V3/ed | thêm ‘have’ + V3/ed sau “would”: S + would/could/.. + have + V3/ed |
Bài tập:
Chia các động từ trong ngoặc thành thể phù hợp.
- If you …… (kick) a ball against a wall, it …… (bounce) back.
- If Danie …… (eat) blueberries, he …… (get) an allergy.
- A tree…… (die) if you …… (not water) it for a long time.
- A child …… (not grow) up well, if you …… (not feed) him or her properly.
- If you …… (tickle) Lucky, she …… (laugh) unstoppably.
- If a stranger …… (touch) my cat, he …… (bark) immediately.
- If you …… (heat) ice-cream, it …… (melt).
Kết luận
Chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ những kiến thức về cấu trúc, cách dùng cũng như bài tập câu điều kiện nhằm giúp các bạn củng cố lại kiến thức. Thông qua bài viết trên, Tienganhduhoc mong rằng các bạn có thể sử dụng câu điều kiện một cách linh hoạt và chính xác.