Hướng dẫn cách viết personal statement

Nếu bạn có ý định đi du học thì personal statement là một trong những điều kiện bắt buộc để xem bạn đủ điều kiện “apply” vào một trường nước ngoài hay không. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn thắc mắc rằng personal statement là gì? Cách viết như thế nào?

Hôm nay, tienganhduhoc.vn sẽ hướng dẫn cho bạn cách viết personal statement chất lượng. Hãy đọc hết bài viết dưới đây nhé.

Bài viết được quan tâm nhiều nhất:
Cover letter là gì? Cách viết cover letter bằng tiếng Anh chuẩn hay 
Du học Anh và những điều cần biết đáng lưu ý quan tâm
 Kinh nghiệm học tiếng anh: 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết

1. Personal statement – bài luận cá nhân là gì?

Bài luận cá nhân (personal statement, letter motivation, statement of purposes,…) là 1 bài văn ngắn khoảng 500-1000 từ, trình bày về bản thân và lý do tại sao bạn muốn xin học (hoặc xin học bổng). Đây là một phần không thể thiếu của bất kỳ loại hồ sơ xin du học nào.

Nhiệm vụ chính của bạn khi viết bài luận này chính là việc thể hiện cá tính, “bản sắc”  của bản thân và thuyết phục hội đồng xét tuyển rằng bạn xứng đáng có được cơ hội tham gia vào khóa học đó/ nhận học bổng đó.

Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, đây là phần quan trọng nhất để quyết định ‘sức nặng’ của bộ hồ sơ. Một “profile” với thành tích khủng nhưng bài luận lỏng lẻo thiếu thuyết phục sẽ không được đánh giá cao bằng một profile khá nhưng đi kèm với một bài luận tốt.

2. Làm thế nào để viết bài luận cá nhân?

3 quy tắc vàng để viết được một personal statement hay bài luận cá nhân.

2.1. Hãy là chính mình

Hãy là chính mình
Hãy là chính mình

Dù cho bài luận có quan trọng thế nào, và nếu bạn có thiếu tự tin bao nhiêu thì đừng quên bài luận này là viết về bản thân bạn. Tin vào lựa chọn của mình và viết theo cách mà các bạn mong muốn. Mục đích quan trọng nhất chính là để người đọc hiểu rõ về con người, nhìn thấy bạn như 1 sinh viên tiềm năng đằng sau những con số trên hồ sơ như GPA hay điểm IELTS.

Bài luận của các bạn khi đọc lên cần có bóng dáng của bản thân ở trong đó. Cá bạn có thể tham khảo các mẫu Personal statement trên mạng hay nhiều nguồn khác điều này là tốt và cũng rất nên tham khảo thêm các bài luận mẫu. Nhưng cách hành văn, cách kể chuyện của những bài văn mẫu nên chỉ để tham khảo bố cục và cách viết như thế nào.

2.2. Đơn giản hóa vấn đề khi có thể

Chúng ta thường có khuynh hướng suy nghĩ phức tạp các vấn đề để cố gắng gây ấn tượng trong những lúc quan trọng. Và viết luận lại càng dễ rơi vào cái hố cố gắng ‘đánh bóng’ bản thân hơn. Tuy nhiên, để bài viết của các bạn rơi đúng trọng tâm, đủ ý và thuyết phục thì suy nghĩ đơn giản lại là điều quan trọng.

Hãy nghĩ đơn giản mọi thứ hơn, lúc đó bạn sẽ không còn cảm thấy bài luận cá nhân là áp lực hay khó khăn gì, nó chỉ như một bài viết để nhìn lại bản thân đã trưởng thành như thế nào, và chứng minh điều đó cho ban giám khảo thấy.

Nhập mã TADH20TR - Giảm ngay 20.000.000đ học phí cho KHOÁ HỌC IELTS CẤP TỐC HÈ

Vui lòng nhập tên của bạn
Số điện thoại của bạn không đúng
Địa chỉ Email bạn nhập không đúng

2.3. Sự chân thành chính là chìa khóa cho một bài luận thành công

Quy tắc cuối cùng, cũng như quan trọng nhất, chính là sự chân thành của bạn là bao nhiêu. Đừng bao giờ nói dối trong bài luận của bạn, dù mục đích là gì.

Không phải một bài luận dài, văn vẻ là sẽ được đánh giá cao, một bài luận cá nhân ngắn ngon, súc tích, thể hiện được mong muốn, có được sự chân thành của bản thân người viết là bạn đã tiến gần hơn tới cánh cửa của thành công.

3. Những điều cần lưu ý chung khi viết bài luận personal statement

Những điều cần lưu ý khi viết personal statement
Những điều cần lưu ý khi viết personal statement
  • Mở bài thật ấn tượng: Câu đầu tiên trong bài luận sẽ quyết định đến việc hội đồng tuyển sinh có đọc tiếp bài luận của bạn hay không. Chính vì vậy hãy đầu tư thật nhiều công sức của bản thân vào phần mở đầu, phát huy mọi khả năng sáng tạo của bạn để tạo ấn tượng và thuyết phục hội đồng tuyển sinh. Nhớ là thật ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu; sự dài dòng, khô khan hay sao chép từ các bài mẫu sẽ khiến người đọc cảm thấy vô cùng nhàm chán đấy.
  • Chọn lọc thành tích ấn tượng nhất: Đừng bê quá nhiều thành tích bản thân vào trong bài Personal Statement. Thay vào đó hãy chọn lọc những thành tích ấn tượng nhất, có liên quan trực tiếp đến khóa học bạn đang muốn apply hồ sơ. Điều này sẽ cho hội đồng tuyển sinh thấy bạn thực sự muốn chinh phục ngành học đó.
  • Chia sẻ về kinh nghiệm của bản thân: Những ví dụ thực tế về kinh nghiệm mà bạn có được sẽ giúp người đọc đánh giá được tính cách, khả năng phát triển của bạn trong tương lai. Vì thế hãy chia sẻ những kinh nghiệm quý báu mà bạn có được, tất nhiên là có liên quan đến ngành nghề bạn đang muốn theo học.
  • Đưa ra định hướng trong tương lai: Những ứng viên có định hướng và kế hoạch rõ ràng trong tương lai sẽ được hội đồng tuyển sinh đánh giá cao hơn. Vì vậy hãy cho họ thấy được ngành học này sẽ mang lại cho bạn những gì, ảnh hưởng đến tương lai của bạn như thế nào… để thuyết phục rằng bạn cần khóa học đó cho sự nghiệp của mình trong tương lai.
  • Tìm lời khuyên từ những người có kinh nghiệm: Sau khi hoàn thành bài luận, bạn cần kiểm tra lại thật kỹ các lỗi có thể có trong bài luận. Tiếp theo đó là nhờ những người có kinh nghiệm như giáo viên hay chuyên gia tư vấn để có được những ý kiến đóng góp quý báu cho bài luận.

4. Nội dung nên trong bài personal statement xin du học?

Nội dung của personal statement
Nội dung của personal statement

Personal statement được chia ra làm 3 phần như bài tập làm văn của Việt Nam, bao gồm Mở bài, Thân bài và Kết bài. 

Mở bài: Các bạn sẽ bao gồm các ý giới thiệu về bản thân, giới thiệu khóa học bạn muốn apply, giới thiệu về trường bạn muốn apply.

Thân bài: Các bạn sẽ bao gồm các ý giới thiệu về Background học tập, background kinh nghiệm làm việc và hoạt động ngoại khóa, lý do lựa chọn học tập tại trường và mở rộng ra thêm có thể nhận định về tình hình chuyên ngành tại Việt Nam và hướng phát triển tương lai của cá nhân.

Kết bài: Khẳng định một lần nữa dự định du học của bạn tại trường và mong muốn nhà trường xem xét về đơn xin nhập học. Kết bài này em có thể đính kèm một câu châm ngôn hay để bổ sung thêm ý kiến của mình.

Khi các bạn viết các ý như trên, thì các bạn chú ý viết các nội dung có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Ví dụ, các bạn muốn apply khóa học ngành Engineering, những mục tiêu lâu dài của các bạn lại muốn làm Sales và Marketing. Như vậy, rõ ràng việc bạn apply khóa học và mục tiêu dài hạn là hoàn toàn không hợp lí để bên nhà trường xem xét. 

Xem thêm: 
Du học Đức nên học ngành gì? Các ngành thế mạnh của Đức 
Có nên đi du học không? Lý do nên và không nên đi du học hiện nay cho bạn

5. Bài luận cá nhân mẫu

Vui lòng tham khảo bài mẫu bên dưới của bài luận cá nhân cho khóa học Nghiên Cứu Phát Triển.

Bài luận cá nhân tham khảo
Bài luận cá nhân tham khảo

Đây là toàn bộ những thông tin của tienganhduhoc.vn về cách viết personal statement – hướng dẫn kinh nghiệm mẫu nổi bật. Mong rằng sau bài viết các bạn đã có cho mình những hiểu biết cũng như sự tự tin để viết được một bài luận cá nhân vừa ý nhất. 

Chào mừng các bạn đến với "Nơi bàn" về du học.
Tham gia Fanpage Việt Đỉnh để cùng chinh phục giấc mơ du học nhé!

Leave a Comment