Phương pháp luyện nghe qua phim ảnh đã không xa lạ với các bạn học ngôn ngữ đặc biệt là tiếng Anh. Tuy nhiên, không phải cứ xem phim là sẽ cải thiện kỹ năng nghe.
Vì vậy, để hiểu được cách luyện nghe tiếng Anh qua phim và trả lời câu hỏi có nên luyện nghe tiếng Anh qua phim không, hãy theo dõi bài viết này cùng tienganhduhoc.vn nhé.
1. Lí do nên luyện nghe tiếng Anh qua phim ảnh
1.1. Bạn có thể lựa chọn học tiếng qua phim đúng với sớ thích
Nếu bạn là một tín đồ của điện ảnh thì đây là một lí do tuyệt vời. Bởi khi học tiếng Anh qua phim bạn vừa có thể lựa chọn thể loại phim mà mình yêu thích, thưởng thức chúng vừa có thể cải thiện các kỹ năng trong tiếng Anh.
Việc lựa chọn phim không quá khó khăn vì bộ phim nào thì từ ngữ được sử dụng đều là ngôn ngữ nói hằng ngày. Bạn hoàn toàn có thể gia tăng vốn từ vựng và cách sử dụng tiếng Anh tự nhiên như người bản xứ. Đối với các phim liên quan đến các chuyên ngành học thì càng tuyệt vời hơn nữa, bạn vừa có thể trao dồi đam mê, kiến thức cho ngành học, vừa có thể sở hữu thêm lượng từ chuyên ngành thông qua phim.
Xem thêm các bài viết sau:
- Chia sẻ kinh nghiệm cách luyện Speaking IELTS
- Cách làm tăng điểm Reading IELTS
- Những câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản
1.2. Giúp bạn dùng từ ngữ tự nhiên hơn
Dù là loại phim nào, tất cả những kịch bản phim đều được viết dựa trên cách nói chuyện hằng ngày và sử dụng từ vựng thông dụng trong đời sống. Bạn có thể dễ dàng chắt lọc và lựa chọn các từ vựng thông dụng và cách áp dụng cách từ vựng đó.
Đối với tiếng Anh, văn nói và văn viết có sự khác biệt. Trong văn viết cần chỉnh chu hơn, trong khi văn nói lại thường sử dụng các idioms, các cấu trúc ngắn gọn. Qua phim ảnh, bạn học tiếng Anh có thể học những từ vựng mới, cách biểu đạt cảm xúc, giao tiếp và sử dụng các cấu trúc câu như người bản ngữ.
1.3. Vừa luyện nghe, vừa luyện nói
Thông thường, các bạn học tiếng Anh đều gặp phải khó khăn đó là biết từ vựng đó nhưng khi nghe lại không thể nghe ra được hoặc khi nói không thể nghĩ ra được.
Việc không nghe được thường là bởi vì bạn đã phát âm sai hoặc không biết cách luyến láy, sử dụng của người bản xứ. Học tiếng Anh qua phim thường xuyên sẽ giúp bạn tìm và sửa những lỗi sai trong phát âm một cách tự nhiên. Khi đã quen, việc nghe sẽ trở nên dễ dàng hơn và cũng giúp bạn nói tiếng Anh tự tin hơn.
1.4. Quen với nhiều chuẩn âm khác nhau
Trên thực tế, tiếng Anh không chỉ có chuẩn giọng Anh – Mỹ, mà còn có nhiều loại giọng khác. Vì vậy khi học trên trường lớp, bạn chỉ được học cách phát âm và cách nói của Anh – Mỹ hoặc Anh – Anh nên khi nghe thường gặp phải khó khăn.
Trên phim ảnh, các nhân vật thường nói tiếng Anh theo nhiều kiểu, một vài người còn đến từ những quốc gia không nói tiếng Anh nên họ sẽ mang một chuẩn giọng đặc trưng và khó nghe để hiểu ngay lập tức. Vì tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế, bạn sẽ học được cách nghe các giọng khác nói tiếng Anh. Nếu làm được điều này, kĩ năng nghe hiểu của bạn sẽ càng ngày càng tiến bộ hơn.
1.5. Phát triển khả năng đoán từ
Trong một bộ phim, ngoài phụ đề tiếng Việt dịch theo lời nói của nhân vật thì các chi tiết khác trên phim mặc dù có tiếng Anh nhưng đôi khi không được dịch. Việc đó khiến bạn phải động não và suy luận từ đó mang nghĩa là gì. Đây là cách rất hiệu quả để ghi nhớ và khi ghi nhớ được bạn sẽ tự động học được cách áp dụng vào tình huống cụ thể.
Ngoài ra, nếu xem phim tiếng Anh không có phụ đề tiếng Việt, những từ tiếng Anh bạn nghe hoặc thấy ở phụ đề tiếng Anh mà không hiểu nghĩa, bạn cũng sẽ suy luận và học được cách sử dụng chúng.
2. Khuyết điểm khi học tiếng Anh qua phim ảnh
Học tiếng Anh qua phim ảnh quả thật có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, luyện nghe qua phim không hề dễ. Bởi độ dài của phim đều từ 20 phút đến 2 tiếng. Việc này khiến hàm lượng nội dung học nghe là rất cao. Nó gần như không phù hợp với những người có trình độ nghe trung bình và kém.
Khi khả năng nghe hiểu chưa tốt, việc theo dõi phim mà không có phụ đề không hề dễ dàng. Phần đông người luyện nghe tiếng Anh qua phim sẽ không hiểu gì khi không bật phụ đề, dễ nản và từ bỏ, dẫn tới việc luyện nghe trở nên không hiệu quả.
Ngược lại, khi bật phụ đề và xem phim cũng mang đến những khuyết điểm trong việc luyện nghe. Bởi đôi khi bạn đang quá tập trung vào nội dung phim, bạn không muốn phân bổ sự tập trung đó vào việc luyện nghe. Điều này khiến hiệu quả gần như bằng không.
Một số trang web, hỗ trợ bạn bật phụ đề song ngữ Anh –Việt. Bạn vừa có thể xem từ tiếng Anh và vừa có thể hiểu được nghĩa tiếng Việt ngay lập tức. Tuy nhiên cách này cũng chỉ dành cho những bạn có nền tảng tiếng Anh tốt rồi. Vì nếu chưa tốt, vốn từ vựng chưa có nhiều, bạn sẽ phải dừng lại để đọc qua cả 2 câu đó. Việc đó làm bạn dễ nản và bắt đầu lười biếng bởi bộ phim kéo dài quá lâu.
3. Cách học tiếng Anh qua phim ảnh
3.1. Cách học Listening qua phim cho người mới bắt đầu
- Bước 1: Chọn thể loại phim yêu thích
Với trình độ sơ cấp, bạn nên chọn xem những bộ phim dễ, đơn giản và có chủ đề gần gũi với đời sống như chủ đề gia đình, bạn bè. Các bộ phim như Begin Agan, Extra English và The Intern đều có nội dung đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ mới bắt đầu.
- Bước 2: Xem phim với phụ đề tiếng Việt
Việc xem phim với phụ đề tiếng Việt sẽ giúp bạn hiểu nội dung phim trước khi bắt đầu học chuyên sâu.
- Bước 3: Xem lại phim với phụ đề tiếng Anh hoặc song ngữ Anh-Việt
- Bước 4: Chọn đoạn phim dễ nghe nhất để luyện tập
Bạn hãy tua lại đoạn phim được chọn và xem đi xem lại thật nhiều lần để hiểu hết nội dung của đoạn phim. Bạn cũng đừng quên chọn tốc độ chậm để nghe dễ dàng hơn.
Sau đấy, thực hành luyện nói nhại và luyện nghe auto-pause từng câu cho tới khi thành thục cả đoạn phim.
- Bước 5: Xem lại phim và ôn tập từ vựng
Sau khi học xong với các đoạn phim quan trọng, bạn tiếp tục xem lại bộ phim thêm nhiều lần để luyện kỹ năng nghe. Ở lần xem thứ ba này, bạn bật phụ đề song ngữ để xem. Và lần xem cuối cùng thì hãy thử tắt phụ đề tiếng Việt, chỉ xem phim với phụ đề tiếng Anh.
3.2. Lưu ý khi học tiếng Anh qua phim
Bạn có thể thực hiện như các bước trên để có thể học tiếng Anh qua phim một cách hiệu quả. Tuy nhiên việc này chỉ dễ dàng khi bạn đã có nền tảng tiếng Anh tốt. Còn đối với các bạn có trình độ trung bình và kém thì sẽ tốn rất nhiều thời gian mà việc xem đi xem lại nhiều lần còn gây nên cảm giác ức chế.
Chính vì vậy, để học tiếng Anh qua phim ảnh bạn cần phải xác định được khả năng mình đang ở mức nào để lựa chọn phương pháp học hiệu quả nhất.
Bạn có thể xây dựng kế hoạch học tiếng Anh qua phim như sau:
Với những ai đang muốn học tiếng Anh giao tiếp vỡ lòng, bạn hãy chọn một phim ngắn thay vì phim dài để tránh bị “ngợp”. Mỗi ngày bạn có thể thu xếp tầm 1 đến 3 tiếng để xem phim, tùy thuộc vào mục tiêu và khối lượng thời gian bạn muốn đầu tư vào việc học.
Giai đoạn giao tiếp vỡ lòng là giai đoạn quan trọng và cũng khó khăn nhất đối với người học ngôn ngữ. Bạn có thể sẽ phải cần từ 3 tới 6 tháng để tập trung luyện phản xạ nghe, nói. Vượt qua giai đoạn này rồi thì bạn sẽ thấy các giai đoạn học tiếp theo cực kỳ nhàn hạ và dễ dàng.
Một số lời khuyên dành cho các bạn mới bắt đầu học tiếng Anh qua phim:
- Chọn một bộ phim ngắn khoảng 20 phút để bắt đầu học.
- Dành ra 1-2 tiếng tập trung học với phim theo các bước ở phần “Cách học tiếng Anh qua phim cho người mới bắt đầu”
- Dành ra tầm 1 tiếng ôn tập từ vựng đã lưu
- Dành thêm 1-2 tiếng để tắm ngôn ngữ bằng cách nghe đi nghe lại nội dung đã học lúc bạn đang làm các việc khác như rửa bát, đi bộ, tập thể dục,… Lúc này bạn sẽ nghe bị động mà không cần tập trung vào lời thoại.
Bên cạnh đó, việc đặt mục tiêu học đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo động lực. Bạn có thể đặt mục tiêu mỗi ngày luyện tập với 1 tập phim 20 phút hoặc 2,3 ngày học nhuần nhuyễn 1 tập phim. Như vậy bạn sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu đó và nhanh chóng cải thiện kỹ năng tiếng Anh hơn.
Luyện nghe tiếng Anh qua phim không phải là phương pháp quá xa lạ, bạn có thể áp dụng các cách học mà tienganhduhoc.vn đã cung cấp ở trên để việc học đạt hiệu quả hơn.
Tuy nhiên cần chú ý đến những lời khuyên mà tienganhduhoc.vn đã lưu ý về đối tượng để có thể lựa chọn phương pháp học phù hợp với mình nhất.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích đến các bạn. Chúc các bạn học tốt.