Ôn luyện IELTS là một quá trình dài cần sự siêng năng, quyết tâm đủ lớn để có đủ kiến thức cho kết quả như ý muốn. Do đó, đối với các bạn mới bắt đầu cần phải có những định hướng nhất định về các dạng bài Reading IELTS – Cách làm & học cho người mới bắt đầu để có thể tránh gặp phải sai lầm dẫn đến kết quả không cao.
1. Cấu trúc đề thi IELTS chung
IELTS là một kỳ thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh được tổ chức bởi Hội Đồng Anh (BC), tổ chức giáo dục quốc tế IDP, Cambridge Assessment English. IELTS có cấu trúc cơ bản là 4 phần thi, tổng thời gian gần 3 tiếng. 4 bài thi là Listening (4 sections), Reading (3 paragraphs), Writing (2 tasks) và Speaking (3 parts).
2. Cấu trúc đề thi IELTS Reading
Kỹ năng Đọc được sử dụng để đánh giá khả năng thông thạo ngôn ngữ, văn bản tiếng Anh quốc tế của thí sinh. Phần Thi IELTS Reading Academic sẽ kéo dài 60 phút với 40 câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 1 điểm.
Phần Đọc
- Có ba đoạn với tổng số từ dao động khoảng 2,150 đến 2,750 từ
- Các bài đọc này sẽ được lấy từ các tạp chí, sách, thậm chí là báo chí hay báo cáo, nghiên cứu. Những chủ đề của bài đọc IELTS về các vấn đề được độc giả quan tâm nhiều, đoạn này sẽ dành cho các bạn học thông thường, hoặc có thể là ở mức khó giành cho người am hiểu chuyên sâu. Điều này còn tuỳ vào loại thi IELTS bạn đăng kí.
- Nếu trong bài đọc có 1 phần nào đó thiên về thuật ngữ chuyên môn mà có thể học viên không biết, thì các bạn sẽ được cung cấp 1 glossory (bảng chú giải) để giải thích nghĩa của những từ vựng này. Độ khó của bài đọc sẽ tăng dần khi càng về sau.
Nội dung bài thi IELTS Reading Academic
Các bài đọc có nội dung từ mô tả đến câu chuyện thực tế, phân tích chủ đề học thuật đó. Mỗi đoạn văn có thể được kèm với sơ đồ, đồ thị, hình minh họa để bạn hiểu hơn đồng thời làm bài thi thể hiện sự hiểu biết của bạn đối với những gì được ghi trên đoạn văn và hình.
Nếu bài đọc có từ ngữ học thuật thì bạn sẽ được cung cấp chú thích để chắc chắn hiểu được nội dung bài viết.
Nội dung bài thi IELTS Reading General
Bài đọc được lấy từ các thông báo, quảng cáo, nội dung thông cáo, tài liệu chính thức, sách, tạp chí, báo chí thường nhật…và không mang tính học thuật khoa học cao.
- Phần 1: Có hai hoặc ba văn bản ngắn thực tế, đôi khi còn có thể tăng từ 6-8 văn bản với một chủ đề quen thuộc. Các chủ đề này liên quan đến cuộc sống hàng ngày nên thí sinh dễ hiểu hơn so với bài học thuật.
- Phần 2: Có chứa hai văn bản tập trung chủ yếu vào vấn đề công việc (bởi General dành cho người định cư, làm việc nước ngoài) ví dụ như xin việc, trả lương, cơ sở làm việc,…
- Phần 3: Văn bản dài nhất, phức tạp về các vấn đề được quan tâm chung.
Mặc dù có sự khác nhau về cách tính điểm hay nội dung bài Đọc nhưng nhìn chung Academic và General đều có các dạng bài giống nhau do đó bài viết này sẽ phân tích các dạng bài chung cho các bạn ôn luyện.
Phần câu hỏi
- Phần hướng dẫn rõ ràng, dễ dàng bằng các ví dụ về những câu hỏi lạ. Phần đọc và câu hỏi được in chung trong 1 tờ giấy, để các bạn có thể viết lên để ghi nhớ và làm bài nhưng sau đó bạn không được phép mang đề thi ra ngoài phòng thi.
- Bạn phải trả lời tất cả các câu hỏi vào phiếu trả lời trong 60 phút – Nếu các bạn viết ra giấy nháp thì phải điền vào trước thời gian quy định. Nên cần lưu ý phần thi này không cho thêm thời gian để bạn viết lại vào giấy nộp bài.
- Các câu hỏi sẽ không được sắp theo tuần tự như bài đọc, bài kiểm tra sẽ kiểm tra khả năng đọc và hiểu của thí sinh, một số câu hỏi được đưa lên trước và số khác lại nằm ở vị trí sau tùy thuộc vào loại câu hỏi.
- Để tìm hiểu chi tiết hơn, chúng tôi sẽ chia thành hai dạng bài IELTS để bạn đọc dễ theo dõi:
Ngoài ra, các bạn nên bổ sung kiến thức thông qua các bài viết đang được quan tâm sau:
- Cách làm tăng điểm Reading IELTS – Chia sẻ kinh nghiệm (Tips mẹo làm Reading IELTS)
- Basic IELTS – Sách ôn luyện thi IELTS làm bài test cơ bản
- Tổng hợp đề thi thử IELTS 2020 – Típ mẹo làm bài thi IELTS
3. Các dạng bài Reading IELTS
Hướng dẫn tất cả các dạng câu hỏi thường gặp chi tiết nhất trong IELTS Reading:
- Dạng 1: Matching heading
- Dạng 2: Matching information – Matching Names
- Dạng 3: Sentence completion
- Dạng 4: Matching ending sentence
- Dạng 5: Flowchart Completion
- Dạng 6: Table Completion – Summary completion – Summary Completion with a box
- Dạng 7: Multiple Choice
- Dạng 8: Yes No Not Given
- Dạng 9: Classification – Pick from a list
- Dạng 10: Short Answer
4. Cách làm & học cho người mới bắt đầu
- Khi làm bài, các bạn luôn luôn đọc chỉ dẫn cẩn thận. Không được chủ quan vì quá quen thuộc mà bỏ qua.
- Bạn đừng đoán mà hãy đọc kỹ để dựa vào yêu cầu đề để làm bài
- Đọc tất cả các câu hỏi và cố gắng hiểu ý toàn câu thay vì chăm chăm tìm keywords như một số mẹo chỉ dẫn làm bài điểm cao hiện nay. Đặc biệt chú ý đừng quên những từ quan trọng ví dụ như các từ chỉ tần suất.
Chỉ cần có một số từ như thế này sẽ thay đổi toàn bộ nghĩa của câu như: “some, all, mainly, often, always and occasionally.”
Ví dụ: Coca-Cola has always made its drinks in the U.S.A.
Sẽ có nghĩa khác với Coca-Cola has mainly made its drinks in the U.S.A.
Chú ý những động từ quan trọng trong câu ví dụ như “suggest, claim, believe and know”.
So sánh hai câu này nghĩa khác hẳn nhau: The man claimed he was a British citizen,
Và The man is a British citizen. - Skim và Scan – đọc lướt là hai kỹ năng cơ bản nhưng với dạng bài này thì bạn cần đọc kỹ phần chứa đáp án để tránh bỏ qua và hiểu sai.
- Bạn cần chú ý từ đồng nghĩa – synonyms thay vì chăm chăm vào keywords. Điều này sẽ giúp bạn xác định được phần chính xác nơi chứa đáp án cần tìm
- Tập trung vào câu hỏi rồi so sánh với phần chứa thông tin để xác định đáp án. Nhớ rằng ý nghĩa cần đúng chính xác với thông tin trong bài, nếu chỉ tương tự vẫn là đáp án False – Sai.
- Nếu không thấy thông tin trong bài thì hãy chọn Not Given, đừng tốn thêm thời gian để tìm kiếm quá lâu. Nếu sau khi làm xong thừa thời gian thì bạn xem lại để chắc chắn hơn sau nhé.
- Nếu bạn không thực sự chắc câu trả lời hoặc không tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi đó thì nên đánh dấu là not given
- Với dạng bài này, câu trả lời sẽ theo trật tự xuất hiện trong bài đọc do đó bạn có thể tham khảo so sánh.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về các dạng bài Reading IELTS – Cách làm & học cho người mới bắt đầu được chúng tôi chắt lọc và gửi đến các bạn.
Vì phần thi Reading được mệnh danh là “phần thi đau mắt” nhất nên các bạn cần sự kiên trì nhất định khi học nó. Hi vọng rằng bài viết trên sẽ có ích với các bạn. Chúc các bạn có một buổi học hiệu quả nhé!